| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ rầy phấn trắng trên cây ổi

Thứ Sáu 25/11/2022 , 11:30 (GMT+7)

Ổi dễ trồng, mau có trái, được trồng xen hoặc chuyên canh, cho kinh tế cao nên diện tích trồng ổi ngày càng được mở rộng nhưng hay bị rầy phấn trắng gây hại.

Hiện nay, vùng ĐBSCL đang có diện tích trồng ổi khá lớn vì ổi là cây ăn trái dễ trồng, mau cho trái, thông thường được chọn trồng xen với các loại cây trồng khác trong vườn hoặc trồng dạng chuyên canh.

Ngày nay, có nhiều giống ổi ngon như ổi nữ hoàng, ổi tím, ổi không hạt, ổi Đài Loan... cho hiệu quả kinh tế cao nên diện tích trồng ổi ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, trên cây ổi bị nhiều dịch hại tấn công, hiện nay trên nhiều vườn ổi đang có rầy phấn trắng gây hại, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng trái.

Ảnh chụp Màn hình 2022-11-24 lúc 14.17.26

Rầy phấn trắng gây hại trên ổi.

Rầy phấn trắng là loài côn trùng chích hút gây hại rất phổ biến trên nhiều loại cây trồng và cũng gây hại khá nặng trên cây ổi. Rầy phấn trắng có tên khoa học Aleurodicus dispersus, thuộc họ Aleyrodidae. Rầy trưởng thành có kích thước nhỏ, dài khoảng 1,5 - 2mm, có hai cặp cánh trắng, râu đầu ngắn.

Rầy non có những tua trắng phủ đầy cơ thể. Rầy phấn trắng đẻ trứng rải rác ở mặt dưới lá thành vòng tròn hình xoắn ốc và được che phủ bởi những lông sáp trắng mịn, mỗi vòng xoắn có khoảng 15 đến 25 trứng. Trứng dài khoảng 0,5mm. Sau khi đẻ khoảng một tuần, trứng nở ra rầy non. Giai đoạn rầy non gồm 4 tuổi và kéo dài khoảng 1 tháng. Rầy non tiết ra những sợi sáp trắng phủ đầy xung quanh cơ thể, các tua sáp này đã tạo mặt dưới của lá một lớp bông phấn màu trắng.

rayphantrang

Rầy phấn trắng gây hại ổi.

Cả rầy trưởng thành và rầy non đều tập trung ở mặt dưới lá chích hút nhựa. Chúng bám trên đọt non, lá non, trên trái (nhất là những trái còn non) làm cho đọt non, lá non bị quăn queo, trái non có thể bị rụng, nếu nặng sẽ ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của trái ổi. Ngoài ra, chất thải của rầy phấn trắng chứa chất đường mật, là môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển, làm giảm diện tích quang hợp của lá, từ đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

 Rầy phấn trắng có nhiều loài thiên địch như ong ký sinh, ruồi ăn thịt, bọ cánh lưới, bọ rùa trắng, nấm ký sinh…

Ảnh chụp Màn hình 2022-11-24 lúc 14.16.43

Các sản phẩm phòng trị hiệu quả rầy phấn trắng hại ổi của Công ty Cổ phần BVTV Sài Gòn (SPC).

Phòng trừ:

- Không nên trồng ổi quá dày, thường xuyên cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh, cành tược nằm khuất trong tán lá, cành già không có khả năng cho trái để vườn luôn thông thoáng.

- Thường xuyên dọn sạch cỏ rác, lá cây mục xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến hôi sinh sống cộng sinh với rầy phấn trắng.

- Dùng máy bơm nước có áp suất cao phun mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rầy đeo bám để rửa trôi bớt rầy.

- Bao trái.

- Kiểm tra vườn ổi thường xuyên để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rầy kịp thời, nhất là giai đoạn cây đang có đọt non, lá non, bông, trái bằng một trong các loại thuốc như :

+ Osago 80WG: Thuốc có tính lưu dẫn, thấm sâu, tiếp xúc và vị độc, được cây hấp thụ nhanh, ít bị rửa trôi, lâu phân hủy, tác động kéo dài nên phòng trừ rầy đạt hiệu quả cao, ít tốn kém do phải phun lại.

+  Dầu khoáng SK EnSpray 99EC là dầu khoáng chất lượng cao được chiết xuất từ công nghệ chưng cất dầu thô để phòng trừ dịch hại trên nhiều loại cây trồng, hiệu quả trên côn trùng chích hút như nhện, bọ trĩ, rệp sáp, rầy, sâu vẽ bùa….

+ Hoặc có thể pha chung hai loại với nhau: Pha một gói Osago 80WG/15gr + 40ml dầu khoáng SK EnSpray cho bình 25 lít nước.

Chú ý: Vì ổi là lọai trái cây ăn tươi và trên cây có nhiều giai đoạn trái lớn, nhỏ hoặc đang ra hoa, do đó khi pha hỗn hợp trước khi phun cần chú ý như sau:

- Cho ½ nước vào bình, sau đó pha thuốc trừ sâu vào trước, khuấy nhẹ cho tan đều.

- Dầu khoáng SK EnSpray pha 40ml riêng với lượng nước còn lại, sau đó đổ vào bình khuấy nhẹ hỗn hợp, phun ngay vào sáng sớm hoặc chiều mát.

- Tránh phun dầu khoáng SK EnSpray cao hơn liều khuyến cáo vì sẽ ảnh hưởng đến cây trồng, nhất là khi đang ra đọt non, trái non và khi ra hoa.

Xem thêm
Lưu ý chăm sóc hồ tiêu ở Tây Nguyên sau thu hoạch

Chăm sóc cho hồ tiêu sau thu hoạch rất quan trọng để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt sau thời gian dài nuôi trái, để vụ sau cho năng suất cao...

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm