| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ rệp sáp hại cà phê

Thứ Ba 25/03/2014 , 07:39 (GMT+7)

Sử dụng luân phiên các thuốc đặc hiệu để phun phòng trừ như thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, xông hơi...

Hỏi: Vườn cà phê nhà tôi vừa mới trồng lại được ba năm hay bị một loại rệp hình bầu dục, con lớn trên mình có nhiều sợi sáp dài trắng xốp, con nhỏ có màu hồng bám đầy trên quả và dưới rễ cây, thường xuất hiện và gây hại nặng trong mùa khô, làm cây vàng lá, quả khô và rụng. Tôi đã phun đi phun lại nhiều loại thuốc nhưng hiệu quả không cao. Vậy xin hỏi đó là sâu bệnh gì và biện pháp phòng trị? (Anh Lê Văn Bình, xã Lộc Sơn, TP Bảo Lộc, Lâm Đồng)

Trả lời: Theo như mô tả, vườn cà phê đã bị rệp sáp (Pseudococcus spp.) gây hại, chúng thường xuất hiện và gây hại nặng trên các vườn cây ở thời kỳ kiến thiết hơn các vườn cây thời kỳ kinh doanh. Rệp trưởng thành cái có hình bầu dục trên mình có nhiều sợi sáp dài trắng xốp.

vifusuper-5gr102252697Trưởng thành đực mình thon dài, có cánh không có sáp, mắt to đen, râu và chân có nhiều lông ngắn. Trứng bầu dục dính với nhau thành ổ tròn, bên ngoài có lông tơ bao phủ. Rệp non mới nở màu hồng, chưa có sáp bên mình, chân khá phát triển. Chúng thường sống tập trung, gây hại ở nhiều bộ phận cây như chồi non, cuống hoa, chùm quả, gốc cây... để hút nhựa.

Trên cành, quả, chúng chích hút chất dinh dưỡng ở cuống quả làm chùm quả này còi cọc, khô dần, héo và rụng làm ảnh hưởng đến năng suất. Ngoài ra khi rệp sáp phát triển mạnh cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm muội đen phát sinh, gây hại, làm giảm khả năng quang hợp của cây.

Rệp sáp là loại dịch hại nguy hiểm trên cây cà phê rất khó phòng trừ, làm cho năng suất cà phê giảm tới 40 - 60%. Chúng xuất hiện và lây lan rất nhanh, nếu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi như vào mùa khô, hạn hán hay giai đoạn giao mùa nắng mưa xen kẽ, chúng bùng phát thành dịch chỉ vài ba ngày và trở thành mối lo ngại cho người trồng cà phê.

Để việc phòng trừ rệp sáp đạt hiệu quả cần phải tuân thủ nghiêm ngặt biện pháp 4 đúng, chọn đúng thuốc và không tự ý phối trộn thuốc bừa bãi vừa không hiệu quả vừa mất chi phí, phun thuốc đúng kỹ thuật chỉnh bec phun thật mịn, phun kỹ, ướt đều nơi rệp cư trú, phun khi rệp vừa mới xuất hiện với mật độ khoảng 2 - 3 con/chùm, khi pha thuốc cần pha đúng liều lượng hướng dẫn trên bao bì như:

+ Sử dụng luân phiên các thuốc đặc hiệu để phun phòng trừ như thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, xông hơi Virofos 20EC với liều lượng 25 - 30 ml/ bình 8 lít hay 600 - 750 ml/phuy 200 lít hoặc Vidifen 40EC với liều dùng 25 - 35 ml/ bình 8 lít hay 600 - 850 ml/phuy 200 lít.

Phun kỹ để thuốc bám, thấm qua lớp sáp diệt rệp, phun thuốc hai lần cách nhau 7 - 10 ngày nhằm diệt tiếp lứa rệp non mới nở. Nếu có điều kiện nên dùng vòi nước áp suất cao (3 atm) phun trực tiếp vào ổ rệp (3 - 5 phút/cây) trước khi phun thuốc trừ sâu.

+ Đối với rệp sáp hại rễ có thể sử dụng các thuốc nói trên pha loãng rồi tưới gốc (nếu đất khô nên tưới ẩm đất xung quanh vùng rễ trước 1 ngày). Ngoài ra, có thể xới đất xung quanh gốc, sâu khoảng 10 cm rồi rải Vifu-super 5G với liều lượng 20 - 30 gr/gốc, rải quanh gốc rồi lấp đất lại và tưới đủ ẩm để diệt hết rệp sáp quanh gốc và vùng rễ.

Ngoài việc phải sử dụng thuốc để phòng trừ bà con có thể áp dụng một số biện pháp khác như:

+ Thường xuyên kiểm tra vườn cà phê, đặc biệt vào giai đoạn mùa khô khi điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát sinh và gây hại của rệp sáp.

+ Vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt và tiêu hủy các cành, chùm hoa, chùm quả nhiễm rệp. Nhổ và đem tiêu hủy những cây cà phê bị rệp hại rễ nặng, thu dọn sạch rễ và xử lý bằng thuốc hóa học, vôi bột.

+ Áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý cho cây cà phê sinh trưởng phát triển, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh của cây; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch như bọ rùa đỏ (Rodolia sp.); bọ mắt vàng (Chrysopa sp.); bọ rùa nhỏ (Scymnus sp.) đến cư trú và phát triển.

+ Trong quá trình tưới chống hạn cho cây cà phê, dùng vòi bơm nước phun mạnh vào chỗ có nhiều rệp sáp đeo bám nhằm rửa trôi bớt rệp sáp; đồng thời tạo ẩm độ trên cây, giảm mật độ rệp sáp.

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Mùa vàng trên cánh đồng sạ cụm

QUẢNG BÌNH Mô hình gieo sạ lúa bằng máy tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hàm Hòa trong vụ đông xuân 2023 - 2024 với diện tích trên 10ha cho hiệu quả lớn…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm