| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ rệp sáp hại cà phê

Thứ Năm 07/07/2011 , 11:22 (GMT+7)

Rệp sáp hại trên cây cà phê có rất nhiều loài, nhưng chủ yếu vẫn là rệp sáp giả (Pseudococcus spp.), thuộc họ rệp sáp giả (Pseudococcidae).

Hỏi: Vài tháng gần đây trên cây cà phê ở vùng chúng tôi bị rệp sáp gây hại rất nặng. Xin được nói rõ thêm về loại rệp này? Làm cách nào để phòng trừ chúng có hiệu quả?

Nguyễn Văn Hoàn và một số nông dân ở huyện Krông Nô và Đăk Mil (Đắk Nông)

Trả lời: Rệp sáp hại trên cây cà phê có rất nhiều loài, nhưng chủ yếu vẫn là rệp sáp giả (Pseudococcus spp.), thuộc họ rệp sáp giả (Pseudococcidae).

Con trưởng thành cái của rệp hình bầu dục, không cánh, dài khoảng 4mm. Bên ngoài phủ một lớp sáp trắng mịn. Con đực nhỏ hơn (dài khoảng 3mm), có cánh, không có sáp trắng. Một con cái có thể đẻ hàng trăm trứng. Trứng có hình bầu dục, dính với nhau thành ổ tròn, bên ngoài có lông tơ bao phủ. Khi mới nở, rệp non có màu hồng, chưa có sáp trên mình, chân khá phát triển.

Rệp gây hại bằng cách cả con trưởng thành và rệp non đều sống tập trung và chích hút nhựa ở kẽ lá, chồi non, cuống chùm hoa, chùm quả, gốc và rễ của cây cà phê, làm cho lá vàng và rụng sớm, trái bị rụng hoặc chậm phát triển, chùm trái bị khô. Rệp làm cây cà phê sinh trưởng chậm, còi cọc, yếu ớt, nếu nặng cây có thể bị chết.

Rệp sáp giả thường phát sinh và gây hại từ cuối mùa mưa đầu mùa khô và gây hại mạnh trong mùa khô, đặc biệt là những năm có thời tiết khô hạn, nắng nóng gay gắt như năm nay ở vùng Tây Nguyên.

Muốn phòng trừ rệp có hiệu quả, các bạn phải áp dụng kết hợp một số biện pháp chính sau đây:

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số 134 ra ngày 7/7/2011)

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Xúc động những bức tranh tuyên truyền bệnh dại của học sinh

Bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Long An chia sẻ: 'Khi nhận các bức tranh dự thi tuyên truyền bệnh dại của các em học sinh, chúng tôi rất xúc động'.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.