| Hotline: 0983.970.780

Phụ huynh cùng giám sát an toàn thực phẩm

Thứ Hai 13/05/2019 , 15:47 (GMT+7)

Đó là chia sẻ của bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM tại Hội nghị “Sơ kết công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong trường học trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2017-2019” được tổ chức cuối tuần qua.

08-50-11_phu_huynh_gim_st_bu_n_ti_truong_tieu_hoc_nguyen_binh_khiem_qun_1
Phụ huynh dự bữa ăn trưa tại trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quận 1

Theo bà Bùi Thị Diễm Thu, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phối hợp với Ban Quản lý An toàn thực phẩm (BQL ATTP) TP.HCM thống nhất xây dựng Kế hoạch liên tịch đảm bảo ATTP tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP từ năm 2017-2019. Nhờ tăng cường công tác thanh tra; kiểm tra và hậu kiểm cũng như việc tăng cường các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên y tế để phổ cập các quy trình, quy chuẩn về ATTP, cũng như các văn bản của Bộ Y tế về ATTP trong trường học nên công tác đảm bảo ATTP trong trường học thời gian qua có nhiều chuyển biến, số ca ngộ độc giảm… Qua đó, tạo được sự tin tưởng của phụ huynh.

“Việc tổ chức bếp ăn nội trú, bán trú, căn tin trong trường học đảm bảo các điều kiện về ATTP theo quy định, các cơ sở cung cấp thức ăn cho học sinh bắt buộc phải đạt giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Đối với thực phẩm sử dụng cho những bếp ăn này phải được cung cấp từ các cơ sở thuộc chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn đã được công nhận của TP, cơ sở đạt các chứng nhận HACCP, ISO 22000:2005, VietGAP, GlobalGAP…

Đối với những trường có hợp đồng với các DN cung cấp suất ăn công nghiệp phải giám sát được nguồn thực phẩm nguyên liệu đầu vào theo đúng quy định; mặt khác khoảng cách vận chuyển suất ăn từ công ty tới trường phải nằm trong phạm vi 10km; nơi tiếp nhận thức ăn (trường học) phải trang bị phòng, bàn ghế, nhà ăn sạch sẽ cho các em học sinh”, bà Diễm Thu cho biết.

Theo ông Phan Trí Dũng, chuyên viên Phòng GD-ĐT Quận 11, việc triển khai chuỗi thực phẩm an toàn được thực hiện ở 100% đơn vị trường học, nhưng mức độ thực hiện ở mỗi trường khác nhau và chưa được trọn vẹn 100% các sản phẩm theo quy định (đối với bếp ăn bán trú). Đối với căng tin, do quy mô kinh doanh nhỏ nên một số đơn vị không ký kết hợp đồng với Công ty cung cấp thực phẩm mà còn mua thực phẩm tại các chợ, cửa hàng không thuộc chuỗi thực phẩm an toàn.

“Trong quá trình kiểm tra việc thực hiện Chuỗi thực phẩm an toàn đã xảy ra nhiều tình huống liên quan đến việc ký kết hợp đồng nên cần có sự tham vấn, hỗ trợ từ ngành y tế và chuyên gia an toàn thực phẩm”, ông Dũng kiến nghị.

08-50-11_hinh
Các phụ huynh cùng giám sát an toàn thực phẩm

Ông Nguyễn Đại Ngọc, Phó trưởng phòng Phòng Quản lý ngộ độc thực phẩm (BQL ATTP TP.HCM) cho biết, trong 5 năm (2014-2019) trên địa bàn TP đã để xảy ra 25 vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có 7 vụ xảy ra tại trường học. Quy mô các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường học có giảm so với các năm trước.

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng BQL ATTP TP.HCM cho biết, năm 2018-2019 Sở GD-ĐT thực hiện triển khai thí điểm tiếp nhận nguyên liệu từ nguồn thực phẩm an toàn tại 6 quận là Quận 3, 5, 8, 11, Bình Thạnh và Tân Bình, tiến đến trong năm học 2019-2020 nhân rộng trên toàn địa bàn thành phố. Các cơ sở bếp ăn tập thể, căng tin trường học của 6 quận thí điểm này chỉ sử dụng nguyên liệu thực phẩm được cung cấp từ các cơ sở nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn được công nhận của TP cũng như các chứng nhận.

“Phương châm là phải phòng bệnh hơn chữa bệnh, trong tất cả các trường hợp phải làm sao để chuẩn hóa quy trình chế biến sử dụng thực phẩm trong trường học để giảm thiểu tới mức thấp nhất các nguy cơ cho học sinh.

Trong trường hợp xảy ra ngộ độc, phải xử lý đúng quy trình và giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất. Mục tiêu cao nhất là không để xảy ra ngộ độc trên địa bàn TP.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này phải có một lộ trình, đòi hỏi ý thức của tất cả mọi người. Trong thời gian tới, BQL ATTP TP sẽ công khai những cơ sở vi phạm ATTP trong trường học trên website của Ban”, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng BQL ATTP TP.HCM, nhấn mạnh.

 

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất