| Hotline: 0983.970.780

Phú Sơn mong nước sạch

Thứ Sáu 11/11/2011 , 11:01 (GMT+7)

Không có hệ thống nước sạch để dùng, mấy chục năm qua, hàng trăm hộ dân ở xã Phú Sơn (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên- Huế) phải sử dụng nước nhiễm phèn từ bể lắng lọc thủ công, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật.

Bể lắng lọc của Trạm y tế xã Phú Sơn đầu tư đã xuống cấp, bỏ hoang nhiều năm

Không có hệ thống nước sạch để dùng, mấy chục năm qua, hàng trăm hộ dân ở xã Phú Sơn (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên- Huế) phải sử dụng nước nhiễm phèn từ bể lắng lọc thủ công, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật.

Khát giữa núi đồi

Nằm cách trung tâm thị xã Hương Thủy hơn 10km, thế nhưng đến nay người dân ở xã Phú Sơn vẫn chưa có nước sạch để sử dụng. Men theo con đường giữa núi đồi, đặt chân tới trung tâm xã, hình ảnh chúng tôi bắt gặp là những thanh niên trai tráng đánh trần đang hì hục đào giếng nước.

Tay khuân tảng đá, anh Tâm, một thợ đào giếng thuê từ thị xã cho biết: “Đây là giếng thứ 3 tui đào cho bà con ở xã này rồi, hy vọng nước không bị nhiễm phèn. Hai cái trước, tui đào ở thôn 1 và 2, dùng vài tháng đều bị nhiễm phèn, đành bỏ hoang".

Xã Phú Sơn có hơn 410 hộ, trong đó có gần 70% gia đình phải đầu tư đào giếng để có nước sinh hoạt, ăn uống. Trừ những hộ dân ở thôn 4, nằm gần dòng Tả Trạch (thượng nguồn Sông Hương) là có nước sông để dùng, còn lại hàng trăm hộ dân với hàng nghìn nhân khẩu phải sử dụng nước từ những giếng nhiễm phèn, đỏ quạch.

Chị Đào Thị Xuân Quý, một hộ dân ở thôn 2 cho biết: “Trước đây gia đình tui ở xã Thủy Châu, vì điều kiện kinh tế nên chuyển vào đây. Ba năm qua, mọi nguồn nước cả gia đình đều lấy từ giếng nước bị nhiễm phèn. Mặc dù đã xây bể lắng lọc nhưng vẫn không ăn thua. Nước nấu ăn, uống đổ vào phích chỉ vài phút là đỏ quạch, cặn lắng dưới đáy. Trẻ nhỏ uống vào dễ đau bụng, tắm rửa thì rất ngứa ngáy".

Theo nhiều hộ dân ở đây cho biết, hệ thống giếng của Chương trình 135 hỗ trợ xây dựng cách 10 năm đa phần đã xuống cấp, hư hỏng không sử dụng được. Để tự cứu mình, người dân phải đầu tư đào giếng nước và bể lắng lọc mới. Nhưng rất khó khăn bởi đây là vùng bán sơn địa, giếng nước đào thường không được sâu do gặp đá cứng. Hơn nữa nằm gần nguồn nước sông nên dễ bị nhiễm phèn. Cứ 10 giếng nước đào thì may mắn lắm chỉ sử dụng được 1 đến 2 cái.

Chị Võ Thị Kim Anh, một hộ dân ở đây, cho biết: “Để đào một giếng và xây bể lắng lọc thủ công ở Phú Sơn cũng phải mất trên 20 triệu đồng. Có nước sạch dùng thì tốn mấy dân bọn tui cũng gom tiền đầu tư nhưng khổ nỗi đào ở đâu nước cũng nhiễm phèn không tắm rửa được chứ chưa nói gì đến ăn uống".

Không chỉ là người dân, nhiều đơn vị, cơ sở trên địa bàn như Trạm Y tế, Trường mầm non Phú Sơn… sau khi đầu tư đào giếng, chỉ dùng một thời gian nước dã bị nhiễm phèn nặng nên phải bắc nước nhờ của những hộ dân bên cạnh.

Nan giải

"Với địa hình phức tạp như Phú Sơn, để có nguồn nước sạch, sử dụng an toàn cho người dân, trước mắt cần đầu tư hệ thống cấp nước di động, dẫn nước từ các vùng khe suối, triền đồi qua bể lắng lọc và quá trình xử lý vệ sinh rồi đưa về cho người dân sử dụng", ông Đỗ Viết Tùng kiến nghị.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đỗ Viết Tùng, Chủ tịch UBND xã Phú Sơn, trăn trở: “Thực sự vấn đề nước sạch cho bà con trong nhiều năm qua là bài toán nan giải của địa phương. Do địa hình của Phú Sơn cách khá xa trung tâm, từ thôn 1 đến thôn 4 đều cách nhau từ 7- 8 km nên đầu tư hệ thống nước sạch vào đây rất khó khăn. Trong khi đó, để có nguồn nước sạch sử dụng lâu dài và an toàn cho bà con, kinh phí quá lớn vượt qua khả năng tài chính của xã. Trước mắt, chỉ biết vận động bà con xây bể lắng lọc để loại bớt phèn trong nguồn nước khi sử dụng. Về lâu dài rất mong sự quan tâm của các cấp, các ngành".

Việc người dân Phú Sơn liên tục sử dụng nguồn nước nhiễm phèn trong nhiều năm qua đã tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh cho hàng nghìn hộ dân ở đây. Toàn xã có hơn 410 hộ đều sử dụng nguồn nước giếng do Chương trình nước sạch nông thôn và Chương trình 135 hỗ trợ xây dựng cách đây hơn 10 năm. Đến nay vẫn chưa có cơ quan nào đến lấy mẫu nước để kiểm định chất lượng và có biện pháp xử lý vệ sinh nhằm đảm bảo an toàn.

Ông Võ Đức Chu, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Phú Sơn, cho hay: "Theo thống kê, mỗi năm, trên địa bàn có hàng trăm ca nhiễm các chứng bệnh liên quan đến bệnh ngoài da và đường ruột, trong đó chủ yếu là người già và trẻ nhỏ".

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm