| Hotline: 0983.970.780

‘Phủ sóng’ nước sạch từ phố thị đến nông thôn

Thứ Năm 25/05/2023 , 14:57 (GMT+7)

BÌNH ĐỊNH Ngoài những nhà máy nước sạch hiện có, Bình Định còn kêu gọi doanh nghiệp xây dựng thêm nhà máy nước sạch hiện đại để ‘phủ sóng’ nước sạch trên địa bàn.

Đổi mới công nghệ để phục vụ tốt nhất

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, hiện toàn tỉnh có 129 công trình cấp nước tập trung vùng nông thôn với tổng công suất thiết kế gần 47.000 m3/ngày đêm, cấp nước cho khoảng 105.700 hộ dân. Trong đó, Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) Bình Định được giao quản lý, khai thác và vận hành 6 nhà máy, đầu năm 2023 Trung tâm được giao quản lý thêm Nhà máy nước Vân Canh.

Như vậy, hiện nay Trung tâm NS&VSMTNT Bình Định đang quản lý, khai thác và vận hành tổng số 7 nhà máy cung cấp nước sinh hoạt tập trung với ổng công suất thực tế gần 18.000 m3/ngày đêm cung cấp nước cho 48.250 khách hàng. Trong đó, có 38.250 khách hàng vùng nông thôn và 10.000 khách hàng vùng đô thị thuộc địa bàn 26 phường, thị trấn trong tỉnh.

Trung tâm NS&VSMTNT Bình Định vừa tiếp nhận Nhà máy nước sạch Vân Canh, đang được sửa chữa để tạm thời cấp nước cho người dân trong mùa nắng nóng năm nay. Ảnh: V.Đ.T.

Trung tâm NS&VSMTNT Bình Định vừa tiếp nhận Nhà máy nước sạch Vân Canh, đang được sửa chữa để tạm thời cấp nước cho người dân trong mùa nắng nóng năm nay. Ảnh: V.Đ.T.

Riêng nhà máy nước sạch ở huyện Vân Canh do Trung tâm mới tiếp nhận vào đầu năm 2023 nên chưa được vận hành, mới được cải tạo hệ thống đường ống, khử khuẩn, tạm thời cấp nước cho các hộ dân ngay trong mùa nắng nóng năm nay, sau khi vận hành ổn định sẽ trình kế hoạch cấp nước để cấp trên phê duyệt.

Theo ông Trần Văn Minh, Phó Giám đốc Trung tâm NS&VSMTNT Bình Định, theo dự báo, năm nay thời tiết ở Bình Định sẽ rất cực đoan, nắng nóng gay gắt kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, sau đó mưa lũ lớn sẽ xảy ra vào những tháng cuối năm.

Vì thế, cùng với các nhiệm vụ thường xuyên, ngay từ đầu năm, Trung tâm đã rà soát hệ thống, tăng cường quản lý để đảm bảo cấp nước đầy đủ trong mùa nắng nóng. Ngoài ra, Trung tâm còn thường xuyên tu bổ, kiểm tra hệ thống trạm bơm, hệ thống ống dẫn, gia cố những điểm có nguy cơ hư hỏng cao để sớm phòng chống tránh mưa lũ gây hại hệ thống.

Người dân miền núi Bình Định được sử dụng nước hợp vệ sinh. Ảnh: V.Đ.T.

Người dân miền núi Bình Định được sử dụng nước hợp vệ sinh. Ảnh: V.Đ.T.

“Để tránh thất thoát nước sạch, Trung tâm thành lập tổ công tác thường xuyên theo dõi tỷ lệ thất thoát, rà soát mức độ suy giảm của hệ thống để đề ra giải pháp thay thế hoặc đổi mới, nâng cấp hạ tầng mạng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sản xuất cấp nước; cập nhật, hiệu chỉnh, hiện đại hóa các phần mềm điều khiển, giám sát góp phần giảm tỷ lệ thất thoát nước sạch”, ông Trần Văn Minh chia sẻ.

Thêm nhà máy nước sạch hiện đại

Cũng theo ông Minh, trước khi xây dựng mới nhà máy hoặc mở rộng hệ thống đường ống cấp nước sạch, Trung tâm NS&VSMTNT Bình Định phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức những buổi tham vấn ý kiến cộng đồng, nghe chia sẻ, nguyện vọng của của người dân.

Từ những thông tin này, Trung tâm sẽ điều chỉnh dự án phù hợp với nhu cầu của người dân. Có như thế dự án sẽ được xây dựng chi tiết hơn, tiết kiệm được chi phí, khi hoạt động dễ quản lý, vận hành, đáp ứng đúng nhu cầu của người dân.

“Thông qua các kênh thông tin truyền thông, chúng tôi giới thiệu cơ hội, lợi ích của việc sử dụng nước sạch hợp vệ sinh để người dân tiếp cận. Trong năm 2023, Trung tâm đầu tư nâng cấp hệ thống website đáp ứng được nhu cầu cung cấp nước sạch và công khai các thông tin liên quan. Số hóa toàn bộ dữ liệu liên quan tới hoạt động quản lý, khai thác và vận hành các nhà máy nước ở khu vực nông thôn gồm bản đồ phân vùng cấp nước, số lượng khách hàng sử dụng, các biến động về tình trạng nước trong thời gian sử dụng...”, ông Trần Văn Minh cho hay.

Trung tâm NS&VSMTNT Bình Định mở rộng hệ thống cấp nước sạch. Ảnh: V.Đ.T.

Trung tâm NS&VSMTNT Bình Định mở rộng hệ thống cấp nước sạch. Ảnh: V.Đ.T.

Ngoài những nhà máy nước sạch hiện có, Bình Định vừa kêu gọi Công ty CP Công nghệ môi trường và xây dựng Sài Gòn (SENCO) về Bình Định xây dựng Nhà máy nước sạch Quy Nhơn để cung cấp bổ sung nước sạch cho các địa phương trong tỉnh.

Hiện Nhà máy nước sạch Quy Nhơn đang được xây dựng giai đoạn 1 tại huyện Tuy Phước, thị xã An Nhơn và thành phố Quy Nhơn. Khi hình thành, đây là nhà máy nước sạch có quy mô lớn nhất ở Bình Định.

Nhà máy đảm bảo cấp đủ nước sạch cho hàng ngàn người dân và các doanh nghiệp trong khu vực huyện Vân Canh, huyện Tuy Phước, thị xã An Nhơn và thành phố Quy Nhơn, đặc biệt là cho Khu Kinh tế Nhơn Hội nằm trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.

Nhà máy xử lý nước tại huyện Tuy Phước (Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Nhà máy xử lý nước tại huyện Tuy Phước (Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

"Dự kiến, Nhà máy nước sạch Quy Nhơn sẽ đưa nước thương phẩm lên hệ thống vào ngày cuối tháng 10/2023”, ông Phạm Văn Dương, Trưởng Ban quản lý dự án Nhà máy nước sạch Quy Nhơn, chia sẻ.

Nhà máy có tổng vốn đầu tư hơn 367 tỷ đồng, có năng lực cung cấp 30.000 m3/ngày đêm, nước được lấy từ nguồn nước mặt trên sông Tân An (thị xã An Nhơn), bơm về nhà máy xử lý tại xã Phước Lộc (huyện Tuy Phước). Nước được xử lý lắng từ tấm lắng Lamella và lọc nhanh trọng lực bằng vật liệu cát, khử vi sinh bằng Clo.

Xem thêm
Ông Trịnh Văn Bình làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang

Ngày 4/11, UBND tỉnh Hà Giang đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trịnh Văn Bình, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản làm Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.

Hà Lan tiếp tục hỗ trợ quản lý nước, rủi ro về nước vùng ĐBSCL

Chiều 4/11, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp tiếp và làm việc với bà Meike van Ginneken, Đặc phái viên về nước của Hà Lan. 

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Người phụ nữ 'biến đổi' vùng đất nghèo thành vườn rau bội thu

SƠN LA Bà Luyến, một nông dân ngụ cư, đã nỗ lực thay đổi bản Tự Nhiên từ vùng đất nghèo khó thành điểm sáng nông nghiệp sạch, mang lại cuộc sống ấm no cho cộng đồng.