| Hotline: 0983.970.780

Phú Thọ làm tốt an toàn sinh học và vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi

Thứ Tư 18/12/2019 , 16:33 (GMT+7)

Thứ trưởng NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao khả năng đảm bảo an toàn sinh học, vệ sinh thực phẩm cũng như công tác tái cơ cấu ngành chăn nuôi sau khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao nỗ lực của Phú Thọ trong việc đảm bảo an toàn sinh học, vệ sinh thực phẩm trong chăn nuôi.

Sáng 18/12, sau khi thăm hợp tác xã chăn nuôi gà và trang trại lợn ở xã Đỗ Sơn, huyện Thanh Ba, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, Phú Thọ là địa phương làm rất tốt công tác phòng chống dịch nói chung, dịch tả lợn nói riêng và đảm bảo vệ sinh chăn nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm.

"Với cơ cấu đàn lợn lớn so với cả nước, gần 900.000 con nhưng do làm tốt công tác an toàn sinh học nên sau dịch tả châu Phi, Phú Thọ chỉ phải tiêu hủy 59.000 con, chiếm 6% tổng đàn, còn xét về sản lượng thì chỉ chiếm 2,6%. Trong tổng số 218 trang trại trên cả tỉnh, chỉ có 2 trang trại bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi. Điều này cho thấy Phú Thọ làm rất chặt chẽ, nghiêm túc công tác đảm bảo an toàn vệ sinh", Thứ trưởng Tiến phân tích.

Ngoài ra, dịch cúm gia cầm của Phú Thọ cũng được kiểm soát tốt, đàn phát triển nhanh giúp tăng sản phẩm gia cầm, cho người tiêu dùng có thêm lựa chọn trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thăm trang trại gà của Hợp tác xã chăn nuôi Đỗ Sơn, huyện Thanh Ba, Phú Thọ.

Các biện pháp kiểm soát vệ sinh của các trang trại ở Phú Thọ được áp dụng chặt chẽ như côn trùng, chim chóc, chuột bị cách ly triệt để, các loại thức ăn cũng được kiểm soát trước khi cho vào khu chăn nuôi. Thậm chí, các chủ trang trại còn bán lợn và thu tiền ở 2 nơi khác nhau và tiền của thương lái sẽ được khử trùng bằng tia cực tím sau khi giao dịch, tránh mầm bệnh từ nơi khác lây lan sang.

Với công tác tái cơ cấu chăn nuôi, tăng cường đàn gia cầm, đại gia súc và thủy sản, Thứ trưởng Tiến cho biết cả nước nói chung và Phú Thọ nói riêng đang có những dấu hiệu tích cực.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, trong bối cảnh thời tiết hiện nay, việc tái cơ cấu phải đi cùng với đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi, không được mải mê vào tăng đàn mà lơ là công tác phòng chống dịch bệnh.

Trang trại lợn đảm bảo an toàn sinh học của ông Lê Tiến Dũng, xã Đỗ Sơn, Thanh Ba, Phú Thọ.

Trang trại lợn của ông Lê Tiến Dũng ở xã Đỗ Sơn, huyện Thanh, một trong những cơ sở Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đến thăm sáng 18/12 đang còn 400 con lợn thịt và 40 lợn nái, dự kiến sẽ xuất chuồng vào dịp Tết Canh Tý sắp tới.

Tại đây, các phương án cách ly được thực hiện nghiêm ngặt, vôi bột, chất tẩy rửa được rắc xung quanh trang trại và các nguồn nguyên liệu, thức ăn cũng được vệ sinh, khử trùng trước khi sử dụng. Anh Dũng cho biết, sẽ xuất lợn khi đạt trọng lượng từ 110-120 kg/con.

Đàn gà được chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học ở Hợp tác xã chăn nuôi Đỗ Sơn, huyện Thanh Ba, Phú Thọ.

Trong khi đó, đại diện Hợp tác xã chăn nuôi Đỗ Sơn, huyện Thanh Ba, Phú Thọ cho biết, trong dịp Tết nguyên đán sẽ xuất được 50.000 con gà, với tổng khối lượng vào khoảng 100 tấn, trong đó gà trống khi xuất chuồng có trọng lượng từ 2,2 - 2,5 kg.

"Hiện nay, giá gà đang ở mức tốt nhất trong nhiều năm tôi chăn nuôi nhưng tính trung bình với thời gian trước thì cũng không quá cao", anh Nguyễn Thành Sự, Giám đốc Hợp tác xã cho biết thêm.

Giá gà tại chuồng hiện nay ở Thanh Ba xấp xỉ 70.000 đồng/kg nhưng đang có xu hướng chững và giảm so với lúc cao điểm cách đây vài tuần.

Cũng theo anh Sự, gà thương phẩm được bán đi nhiều địa phương từ trong Nam ra ngoài Bắc, không cần đơn vị trung gian mà chuyển trực tiếp đến các nhà hàng, chuỗi cửa hàng thực phẩm hay các chợ đầu mối.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hậu Giang được phân bổ 200 tỷ đồng xử lý sạt lở bờ sông

Tỉnh Hậu Giang đang tập trung đẩy nhanh tiến độ hai dự án xử lý sạt lở đất, làm kè chống sạt lở bờ sông với tổng vốn đầu tư 200 tỷ đồng.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.