| Hotline: 0983.970.780

Quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi, giảm phát thải khí nhà kính

Thứ Bảy 06/07/2024 , 13:36 (GMT+7)

SÓC TRĂNG Từ nguồn lực hỗ trợ của các dự án, Sóc Trăng thực hiện nhiều mô hình quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi, thúc đẩy tiến trình giảm phát thải khí nhà kính.

Cải thiện khẩu phần thức ăn cho chăn nuôi bò sữa, bò thịt, thông qua việc sử dụng thức ăn thô xanh là giải pháp giảm thiểu phát thải khí hiệu quả. Ảnh: Kim Anh.

Cải thiện khẩu phần thức ăn cho chăn nuôi bò sữa, bò thịt, thông qua việc sử dụng thức ăn thô xanh là giải pháp giảm thiểu phát thải khí hiệu quả. Ảnh: Kim Anh.

Ngày 28/4/2023, Bộ NN-PTNT ban hành Quyết định số 1693/QĐ-BNN-KHCN phê duyệt kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (bao gồm kế hoạch giảm phát thải khí metan) ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.

Theo quyết định này, đến năm 2030, Ngành NN-PTNT đảm bảo tổng lượng giảm phát thải khí nhà kính tối thiểu đạt 121,9 triệu tấn các bon tương đương. Đóng góp vào cam kết của quốc gia đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, tạo cơ sở cho phát triển bền vững, nâng cao giá trị gia tăng và tính cạnh tranh của ngành.

Riêng đối với các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực chăn nuôi, ngành NN-PTNT chú trọng cải thiện khẩu phần thức ăn cho chăn nuôi bò sữa, bò thịt. Thông qua việc sử dụng thức ăn thô xanh ủ chua, nhằm giảm thiểu phát thải khí metan và nâng cao năng suất bò sữa, bò thịt.

Bên cạnh đó là ứng dụng phần mềm phân tích phối trộn thức ăn để xây dựng khẩu phần ăn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và có mức phát thải thấp. Hay cải tiến công nghệ để tái sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ. Điển hình như ứng dụng công nghệ vi sinh trong ủ phân, công nghệ tách phân và nước tiểu trong chăn nuôi heo để nâng cao hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng, thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, thời gian qua đơn vị đã tranh thủ các nguồn từ dự án như: Dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL (ICRSL). Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP), thực hiện hỗ trợ người nuôi heo cải tiến công nghệ, tái sử dụng chất thải, để nâng cao hiệu quả xử lý chất thải chăn nuôi và sản xuất phân bón hữu cơ.

Tranh thủ nguồn lực từ các dự án, Sóc Trăng hỗ trợ hộ nuôi thực hiện thu gom chất thải động vật vào hố ủ hoai để tái sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Ảnh: Kim Anh.

Tranh thủ nguồn lực từ các dự án, Sóc Trăng hỗ trợ hộ nuôi thực hiện thu gom chất thải động vật vào hố ủ hoai để tái sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Ảnh: Kim Anh.

Cụ thể, với nguồn lực từ Dự án ICRSL, tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng được 158 mô hình áp dụng đệm lót sinh học. Đối với các hộ chăn nuôi tại các xã đạt chuẩn nông thôn mới, đều được cán bộ thú y vận động thực hiện thu gom phân động vật vào hố ủ hoai để tái sử dụng làm phân bón cho cây trồng.

Từ nguồn vốn của Dự án LCASP cũng đã hình thành trên 3.300 mô hình công trình khí sinh học (hầm biogas). Bên cạnh đó, dự án cũng hỗ trợ xây dựng thành công 2 mô hình quản lý toàn diện chất thải chăn nuôi thông qua ứng dụng máy phát điện khí sinh học và máy tách phân cho trang trại chăn nuôi gia súc tại huyện Trần Đề và Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.

Ngoài ra, các mô hình sử dụng máy phát điện khí sinh học quy mô trang trại hay mô hình sử dụng nước thải công trình khí sinh học làm phân bón cho cây trồng tại tỉnh Sóc Trăng cũng đã hiện hữu và đang được người dân ứng dụng rộng rãi.

Ông Lâm Minh Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng đánh giá, nhìn chung các hoạt động thúc đẩy ứng dụng công nghệ quản lý chất thải chăn nuôi, đang tạo ra những tín hiệu tích cực trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trên địa bàn.

Ứng dụng công nghệ để tái sử dụng chất thải, sản xuất phân bón hữu cơ sẽ góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Ảnh: Kim Anh.

Ứng dụng công nghệ để tái sử dụng chất thải, sản xuất phân bón hữu cơ sẽ góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Ảnh: Kim Anh.

Qua đó, cải thiện môi trường nuôi về mùi hôi và tạo được nguồn thu nhập tăng thêm cho hộ nuôi. Thông qua việc tiết kiệm chi phí nhờ thay thế nhiên liệu khí sinh học, tăng nguồn năng lương sạch, giảm thiểu ô nhiêm môi trường. Đồng thời, góp phần tích cực vào công tác phòng, chống dịch bệnh của ngành.

Hiện nay, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng đang thường xuyên, tăng cường hướng dẫn người nuôi ứng dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Chung tay cùng ngành NN-PTNT giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ với tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 84 triệu USD.

Dự án được triển khai tại 10 địa phương là Lào Cai, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Nam Định, Hà Tĩnh, Bình Định, Tiền Giang, Bến Tre và Sóc Trăng.

Bao gồm 4 hợp phần: Quản lý chất thải chăn nuôi; Tín dụng cho các chuỗi giá trị khí sinh học; Chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp các bon thấp và Quản lý dự án.

Thông qua dự án, các hoạt động quản lý chất thải chăn nuôi, phế phụ phẩm trong sản xuất khí sinh học được cải thiện. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại bền vững. Đồng thời tạo ra nguồn năng lượng sạch, cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn.

Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.