| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình dồn tổng lực ứng phó bão số 5

Thứ Năm 17/09/2020 , 21:22 (GMT+7)

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 5, chiều 17/9, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường và đoàn công tác đã đến Quảng Bình kiểm tra công tác ứng phó với bão

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra tình hình phòng chống bão số 5 tại Khu neo đậu tránh trú bão Cảng Gianh. Ảnh: H Châu

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra tình hình phòng chống bão số 5 tại Khu neo đậu tránh trú bão Cảng Gianh. Ảnh: H Châu

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường và đoàn công tác đến kiểm tra công tác ứng phó với bão tại Khu neo đậu tránh trú bão Cảng Gianh và công trình đê Nhân Trạch (huyện Bố Trạch).

Tại Khu neo đậu tránh trú bão Cảng Gianh, hiện có gần 600 tàu cá của ngư dân trong và ngoài tỉnh đang neo đậu. Tình hình an ninh trật tự được đảm bảo. 

Công trình kè biển Nhân Trạch hiện đang trong quá trình thi công. Công trình nhằm bảo vệ bờ biển, chống xâm lấn bờ khi mưa, bão, triều cường nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản người dân, bảo vệ diện tích sản xuất và các cơ sở hạ tầng công cộng, hạ tầng dân sinh của xã Nhân Trạch.

Bộ trưởng và đoàn công tác của Bộ NN-PTNT kiểm tra việc thi công công trình kè biển Nhân Trạch. Ảnh: H.Châu

Bộ trưởng và đoàn công tác của Bộ NN-PTNT kiểm tra việc thi công công trình kè biển Nhân Trạch. Ảnh: H.Châu

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường ghi nhận và đánh giá cao công tác phòng chống bão của các tỉnh Miền Trung nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng đã tích cực triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 5 theo đặc điểm tình hình của địa phương.

Tại tỉnh Quảng Bình, Bộ trưởng nhấn mạnh, mặc dù đây là cơn bão đầu mùa có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Trung. Trong năm 2020, nắng nóng kéo dài, nhưng không vì thế mà người dân Quảng Bình chủ quan. Các địa phương cần liên tục theo dõi diễn biến của cơn bão để chủ động đối phó, tiếp tục kêu gọi các tàu thuyền đang còn hoạt động trên biển vào bờ. 

Chủ động đảm bảo an toàn và di dời các điểm dân cư nguy hiểm khi mưa bão đến. 

“Đề phòng mưa lớn xảy ra nên tại các công trình thủy lợi, thủy điện thiết yếu các địa phương phải bố trí lực lượng đảm bảo trực 24/24 giờ để đề phòng sự cố xảy ra. Các hoạt động du lịch, dịch vụ ven biển cần kiên quyết buộc dừng trước khi bão đến”- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo.

Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đưa ca nô đến vùng xung yếu để sẵn sàng làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn. Ảnh: Đ. Trí

Bộ đội Biên phòng Quảng Bình đưa ca nô đến vùng xung yếu để sẵn sàng làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn. Ảnh: Đ. Trí

Một diễn biến khác cũng trong chiều tối nay, Đại tá Trịnh Thanh Bình, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng Quảng Bình cho hay: “Chúng tôi đã khẩn trương điều động lực lượng, phương tiện về thường trực tại các địa bàn trọng điểm để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phòng chống bão, cứu hộ cứu nạn”.

Trong ngày 17/9, trên 50 cán bộ, chiến sĩ thuộc cơ quan Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Bình được tăng cường cho các đơn vị cơ sở hỗ trợ nhân dân. Trong đó, ưu tiên giúp đỡ các gia đình chính sách, neo đơn, gia đình có con em là con nuôi bộ đội biên phòng để giúp dân  chằng chống nhà cửa.

Tại các đồn biên phòng trên các tuyến biên giới, bờ biển, lực lượng bộ đội cũng đã phân công về các thôn, bản để hỗ trợ nhân dân phòng chống bão số 5.

Bộ đội giúp người dân thuộc hộ nghèo ở huyện Bố Trạch gia cố mái nhà chống bão. Ảnh: Đ.Trí

Bộ đội giúp người dân thuộc hộ nghèo ở huyện Bố Trạch gia cố mái nhà chống bão. Ảnh: Đ.Trí

Đại tá Trịnh Thanh Bình cho biết thêm, hiện Đội cơ động của Bộ chỉ huy gồm 50 cán bộ chiến sỹ và các Tổ cơ động của các Đồn Biên phòng (mỗi tổ 15 người) đã sẳn sàng lên đường nhận nhiệm vụ.

Vào chiều 17/9, học sinh toàn tỉnh  đã được nghỉ học để phòng, chống bão số 5. 

Ông Đinh Quý Nhân, Giám đốc Sở GD-ĐT đã yêu cầu Hiệu trưởng (giám đốc) các cơ sở giáo dục trực tiếp chỉ đạo, điều động cán bộ, giáo viên, nhân viên tổ chức túc trực, kiểm tra. Sẵn sàng ứng phó và phối hợp với chính quyền địa phương tạo điều kiện cho người dân tránh trú lũ lụt trong điều kiện cho phép. 

Kiểm tra, rà soát toàn bộ cơ sở vật chất của đơn vị, đặc biệt là các phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính, thư viện, phòng học bộ môn, các xưởng thực hành và có biện pháp sơ tán ngay các trang thiết bị dạy học, các kho sách đến những nơi an toàn, tránh bị ngập nước.

Truyên truyền, kêu gọi bà con đồng bào dân tộc ở biên giới cách phòng chống bão lớn để tránh thiệt hại. Ảnh: Đ.Trí

Truyên truyền, kêu gọi bà con đồng bào dân tộc ở biên giới cách phòng chống bão lớn để tránh thiệt hại. Ảnh: Đ.Trí

Để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh, học viên Sở GD-ĐT đề nghị các đơn vị chủ động cho học sinh nghỉ học trong lúc bão, lũ, lụt diễn ra. 

“Đối với các vùng có nhiều sông suối, địa bàn phức tạp có nguy cơ lũ và sạt lở cao, cần theo dõi sát diễn biến thời tiết để thông tin cho học sinh nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc. Lên phương án vệ sinh trường lớp, khắc phục hậu quả, chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp cho học sinh đi học trở lại sau bão, lũ”- ông Nhân chỉ đạo.

Xem thêm
Lào xem xét một số chính sách đặc thù với doanh nghiệp Việt Nam

Chính phủ Lào đã xem xét áp dụng một số chính sách đặc thù để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam vào đầu tư.

Ngành nông nghiệp Bình Thuận phấn đấu tăng trưởng 3 - 3,5%

Năm 2024, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông, lâm, thủy sản của tỉnh Bình Thuận ước đạt 3,43%, vượt kế hoạch đề ra.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Vợ chồng thương binh nghèo vẫn nhận nuôi một người mù lòa suốt 28 năm

'Chả hôm nay ngon lắm mẹ ạ'. Bà lão mù hơn 80 tuổi nói với người mẹ nuôi hơn 60 tuổi của mình như vậy nhưng thực ra chả ấy lại là trứng rán.