| Hotline: 0983.970.780

Quảng Bình: Xuất hiện bệnh héo đen đầu lá cao su

Thứ Ba 14/02/2012 , 10:33 (GMT+7)

Tính đến ngày 13/2, tỉnh Quảng Bình đã có hơn 100 cao su trồng mới bị nhiễm bệnh héo đen đầu lá.

Diện tích cao su bị nhiễm bệnh tập trung ở các huyện Bố Trạch, Lệ Thuỷ, Minh Hoá... với tỷ lệ cây nhiễm bệnh từ 10-15%. Theo đánh giá của ngành NN-PTNT thì bệnh này đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lan rộng trên diện tích cao su trong tỉnh. Bệnh xuất hiện chủ yếu trên lá non, vết bệnh đầu tiên trên lá non có màu đốm nâu nhạt xuất hiện ở đầu lá sau đó lan rộng tạo vùng thâm đen tại đầu lá và rụng từng lá chét, sau cùng rụng cuống lá. Bệnh được xác định do nấm gây ra, nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển từ 25-27 độ C, độ ẩm từ 85% trở lên...

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Quảng Bình, để phòng chống bệnh héo đen đầu lá cho cây cao su cần sử dụng các loại thuốc: Ridomil MZ 72 WP (pha 30gam thuốc với 8-10 lít nước); Mexyl 72 WP (pha 30 gam thuốc với 8-10 lít nước); COC 85 WP (pha 20 gam thuốc với 8-10 lít nước), phun ướt đều trên mặt lá. Đối với những diện tích bị bệnh nặng cần phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.

Xem thêm
1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất