| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh đẩy mạnh ứng dụng KHCN trong nuôi trồng thủy sản

Thứ Năm 11/06/2020 , 16:01 (GMT+7)

Thời gian gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã cho thấy hiệu quả của việc hình thành các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, đặc biệt đối với tôm ứng dụng KHCN.

Chắc chắn trong việc lựa chọn vùng nuôi trồng thủy sản

Xác định nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) là một trong những thế mạnh của địa phương, TP Móng Cái được sự định hướng của ngành chức năng, chính quyền đã tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước về quy hoạch đối với lĩnh vực thủy sản. Trong đó, đẩy mạnh việc thu hút nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế vào NTTS, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay, đối ứng con giống, áp dụng KHCN trong kỹ thuật chăn nuôi.

TP đã hình thành tại 12 vùng NTTS tập trung, người nuôi tôm được hỗ trợ, đầu tư xây dựng các hệ thống đường, điện, kênh mương, ao, đầm nuôi với một số công nghệ nuôi tiên tiến, như: Hệ thống bờ, đáy ao lót bạt, ao nuôi tôm vụ đông có mái che, máy bắn thức ăn, nuôi vi sinh, hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi, nuôi tuần hoàn nước, hệ thống thu gom, xử lý phân tôm...

Nhiều hộ nuôi tôm ở TP Móng Cái (Quảng Ninh) bước đầu áp dụng công nghệ tiên tiến. Ảnh: Viết Cường.

Nhiều hộ nuôi tôm ở TP Móng Cái (Quảng Ninh) bước đầu áp dụng công nghệ tiên tiến. Ảnh: Viết Cường.

Người dân của địa phương này cũng luôn chủ động trước biến động về mùa vụ, thị trường, dịch bệnh. Theo ông Cao Đức Hùng, khu 4 xã Bình Ngọc, một trong số những hộ nuôi tôm theo hình thức công nghiệp từ rất sớm: "Toàn bộ diện tích thả giống tôm trên diện tích đất nuôi tôm của gia đình tôi đang được áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo các chỉ tiêu, tiêu chí theo quy định về an toàn trong lĩnh vực thủy sản. Đồng thời, chính quyền cũng khuyến khích các hộ gia đình sử dụng công nghệ nuôi tuần hoàn nước, xử lý và thu gom nước thải, tôi cũng đã lắp đặt hệ thống cảnh báo, quan trắc môi trường tại toàn bộ các ao nuôi để kiểm soát được môi trường nước, tình hình dịch bệnh".

Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi tôm đạt hiệu quả cao giúp TP Móng Cái trở thành vùng NTTS tập trung lớn của tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, trong thời gian tới, chính quyền, người dân và ngành chức năng cần kết nối, đồng nhất ý kiến trong việc định hướng con giống, hỗ trợ vật tư nông nghiệp, áp dụng KHCN tiên tiến trong sản xuất, tạo hiệu quả tối ứng tiến tới thị trường XNK đa dạng, khó tính trên thế giới.

Ông Bùi Ngọc Liêm, Chủ tịch Hội nghề cá TP Móng Cái cho biết: Hiện nay, các hội viên nuôi tôm tại địa phương gần như đảm bảo các chỉ tiêu, tiêu chí theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhiều cơ sở nuôi tôm bước đầu áp dụng thành công công nghệ nuôi sử dụng vi sinh BOX - một sản phẩm của Mỹ.

Bên cạnh đó, toàn bộ ao nuôi của các cơ sở trên địa bàn đang ứng dụng công nghệ nuôi tuần hoàn nước do Sở KH-CN triển khai, đây là công nghệ nuôi được các nhà chuyên môn đánh giá cao. Với công nghệ này, việc gieo giống chỉ mất thời gian 1 tháng và thời gian nuôi chỉ 2 tháng/vụ, giúp người nuôi tôm có thể nuôi từ 3-4 vụ/năm. Với công nghệ nuôi tuần hoàn nước và hệ thống cảnh báo, quan trắc môi trường được lắp đặt tại toàn bộ các ao nuôi, người nuôi tôm có thể kiểm soát được môi trường nước, tình hình dịch bệnh mọi lúc, mọi nơi, giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh trong nghề nuôi.

TP Móng Cái đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các vùng nuôi; đẩy mạnh việc thu hút nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế vào NTTS. Theo kế hoạch, TP Móng Cái đã hoàn thành và đang tích cực triển khai thực hiện Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên địa bàn thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, mục tiêu đến năm 2020, tổng diện tích nuôi trồng đạt trên 2.278ha; tổng sản lượng NTTS tại các vùng tập trung đạt gần 12.000 tấn.

Sẵn sàng cho sản lượng tôm đứng đầu miền Bắc

Theo báo cáo tổng kết thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp 5 năm tỉnh Quảng Ninh: Tổng diện tích nuôi tôm của địa phương đạt 10.821 ha (nuôi tôm thẻ chân trắng là 4.671 ha, tôm sú là 6.150 ha), trong đó diện tích nuôi tôm công nghiệp đạt 4.671 ha, tăng 2.325 ha, đạt 232,5% so với mục tiêu Nghị quyết (mục tiêu Nghị quyết đến năm 2020 chuyển đổi 1.000 ha diện tích nuôi quảng canh sang nuôi công nghiệp và chiếm 5,83% so với diện tích nuôi tôm thâm canh của cả nước (80.000ha); Sản lượng đạt 13.930 tấn (tôm Thẻ chân trắng đạt 12.550 tấn, tôm Sú là 1.380 tấn); Năng suất trung bình về nuôi tôm thẻ chân trắng đạt 2,68 tấn/ha; nuôi tôm sú đạt 0,22 tấn/ha.

Ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đang đạt nhiều kết quả nổi bật nhờ áp dụng KHCN trong ứng dựng nuôi, trồng và kiểm soát dịch bệnh. Ảnh: Viết Cường.

Ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh đang đạt nhiều kết quả nổi bật nhờ áp dụng KHCN trong ứng dựng nuôi, trồng và kiểm soát dịch bệnh. Ảnh: Viết Cường.

Quảng Ninh cũng đang nghiên cứu, thành lập, hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến thủy sản, chế biến thuỷ sản XK. Giá trị XK thủy sản hàng năm đạt khoảng 24,4 triệu USD/năm. Trong đó xuất khẩu chính ngạch khoảng 11,5 triệu USD/năm chiếm 50%, đa số là sản phẩm chế biến đông lạnh; thị trường XK chủ yếu Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Ông Đỗ Đình Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ninh cho rằng, có thể khẳng định trong 5 năm thực hiện Nghị quyết, nghề nuôi tôm Quảng Ninh có những bước tiến bộ đáng kể. Diện tích nuôi tôm trên toàn tỉnh liên tục tăng theo hướng ổn định, diện tích chuyển đối từ nuôi quảng canh sang nuôi công nghiệp đã tăng lên rõ rệt, nhờ đó sản lượng tôm nuôi tại Quảng Ninh vươn lên đứng đầu các tỉnh phía Bắc.

“Tuy nhiên, năng suất bình quân nuôi tôm của Quảng Ninh vẫn thấp hơn mức bình quân của cả nước (năng suất bình quân nuôi tôm thẻ chân trắng cả nước khoảng 4,2 tấn/ha). Để khắc phục, hiện nay tỉnh Quảng Ninh đang tích cực đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi, thu hút các nhà đầu tư có năng lực về công nghệ, vốn đầu tư vào lĩnh vực nuôi tôm của tỉnh, phấn đấu đến năm 2025 Quảng Ninh trở thành trung tâm sản xuất tôm của toàn miền Bắc”, ông Minh nói thêm.

Quảng Ninh cũng đang thúc đẩy mô hình chế biến thuỷ sản tiêu thụ nội địa với trên 20 cơ sở chế biến thuỷ sản tiêu thụ nội địa thuộc cấp tỉnh quản lý.  Các cơ sở chế biến có quy mô nhỏ với sản phẩm chủ yếu là nước mắm, chả mực, thuỷ sản khô, ruốc hầu, ruốc cơ trai, hàu sữa chưng thịt... là các sản phẩm có giá trị, thương hiệu, tham gia Chương trình OCOP của tỉnh. Đến nay 100% các cơ sở chế biến thuỷ sản trên địa bàn đều áp dụng hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm theo HACCP.

Xem thêm
Liên kết sản xuất để khai thác thế mạnh ngành tôm

NGHỆ AN Ngành tôm Việt Nam đạt được bước tiến dài trên trường quốc tế nhưng chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có, đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa các chuỗi liên kết.

Chấn chỉnh khai thác thủy sản hồ Sơn La

SƠN LA Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND các xã của huyện Quỳnh Nhai đã tổ chức gần 70 đợt kiểm tra, chấn chỉnh việc khai thác thủy sản trái phép.

Nữ giám đốc hợp tác xã đưa nước mắm xuất sang Úc

HÀ TĨNH Sau hơn 3 năm chuyển sang hoạt động theo mô hình hợp tác xã, nữ giám đốc 9x ở Hà Tĩnh đã đưa thương hiệu nước mắm Phú Sáng vươn thị trường quốc tế.

Hỗ trợ trực tiếp cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

Cà Mau Ngày 20/10, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp Chi cục Kiểm ngư Cà Mau, các nhà tài trợ, tổ chức chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển'.