| Hotline: 0983.970.780

Tổng thuật Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thứ Năm 25/07/2024 , 06:42 (GMT+7)

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra từ 7-22 giờ ngày thứ 5 (25/7), và từ 7-12 giờ 30 ngày thứ 6 (26/7). Lễ truy điệu sẽ diễn ra lúc 13 giờ ngày 26/7.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra từ 7-22 giờ ngày thứ 5 (25/7), và từ 7-12 giờ 30 ngày thứ 6 (26/7). Lễ truy điệu sẽ diễn ra lúc 13 giờ ngày 26/7.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra từ 7-22 giờ ngày thứ 5 (25/7), và từ 7-12 giờ 30 ngày thứ 6 (26/7). Lễ truy điệu sẽ diễn ra lúc 13 giờ ngày 26/7.

Sáng 25/7, Lễ viếng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra đồng thời tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, quê nhà Đông Anh, Hà Nội và hội trường Thống Nhất TP HCM.

Lại Đà là nơi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh ra và lớn lên. Nơi đây, ông đã có cả một tuổi niên thiếu đầy những háo hức, sôi nổi; có gia đình, dòng tộc, người thân trong dòng họ Nguyễn Phú, với ngôi nhà thờ dòng họ là nơi mỗi năm Tết đến xuân về, Tổng Bí thư trở về thắp hương, cúi đầu tưởng nhớ các liệt tổ, liệt tông.

Theo kế hoạch của Ban Tổ chức, đúng 6h sáng ngày 25/7 (tức ngày 20/6 âm lịch), lễ phát tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành. Sau Lễ phát tang, 07h00' sẽ là Lễ truy điệu, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Truyền hình trực tiếp: Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trước đó, ngày 22/7, Huyện ủy, UBND huyện Đông Anh đã có Thông báo rộng rãi tới toàn thể nhân dân về việc đăng ký viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ban Tổ chức cũng bố trí 20 xe điện để đưa các đoàn viếng Tổng Bí thư từ trụ sở UBND xã tới Nhà văn hóa thôn Lại Đà, nơi cử hành Lễ viếng Tổng Bí thư.

Trong 2 ngày diễn ra Lễ tang, toàn bộ các tuyến đường trong thôn Lại Đà và các khu vực lân cận sẽ cấm đường tuyệt đối, thắt chặt an ninh 24/24 để Lễ truy điệu được cử hành trọng thể.

Hình ảnh bên trong Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Ảnh: Quang Phúc.

Hình ảnh bên trong Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Ảnh: Quang Phúc.

Gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Quang Trung.

Gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Quang Trung.

Tất cảTổng thuật

z5666710835095_12c05ce57c2580cf3e55868d99a7b91d

Lá cờ đỏ sao vàng rộng 54m2, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và tinh thần đại đoàn kết của 54 dân tộc Việt Nam tại cột cờ Lũng Cú, tỉnh Hà Giang cùng dải băng tang từ từ được các chiến sĩ bộ đội biên phòng kính cẩn kéo lên trên nền nhạc Quốc ca, trong niềm tiếc thương vô hạn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người nghệ nhân đến viếng Tổng Bí thư với bức di ảnh khảm xà cừ

z5666423334949_5dbffe600054e99e4225f73417cf8323

Trong đoàn người tập trung phía trước cổng chính Hội thường Thống Nhất, TP.HCM, anh Nguyễn Phú Huỳnh (ảnh) (39 tuổi, nghệ nhân chuyên làm ảnh, tranh trên khung gỗ khảm ngọc trai, ở xã Xuân Thới Thuợg, huyện Hóc Môn), ôm trước ngực bức di ảnh chân dung của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bức ảnh làm vô cùng tỉ mỉ, chi tiết sắc nét, gương mặt của Tổng Bí thư tươi sáng.

Anh Huỳnh cho biết, bản thân kính trọng Tổng Bí thư nên đã có kế hoạch làm bức ảnh chân dung này để tặng "bác Trọng". Và anh bắt đầu làm từ 2 tháng trước.

“Từ lâu, từ lâu đã rất kính trọng bác Trọng, một nhà lãnh đạo lỗi lạc, vì dân, vì nước. Cả cuộc đời thanh bạch, giản dị chỉ biết lo cho dân, cho nước. Nhưng trong công việc, ẩn trong hình ảnh hiền từ, giản dị đó, lại là một người mạnh mẽ, quyết đoán trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, mang lại niềm tin cho nhân dân cả nước.

Nguyện vọng của tôi là được trực tiếp trao bức ảnh chân dung này cho bác. Chỉ tiếc là bức di ảnh vừa hoàn thành vài ngày thì nghe tin bác mất. Tôi bàng hoàng, đau đớn. Hôm nay tôi mang theo di ảnh để đến viếng bác.

Tôi mong được đặt tấm di ảnh này lên bàn thờ của bác, để tỏ lòng kính trọng. Sau đó, sẽ mang về nhà treo với mong muốn được nhìn thấy bác hằng ngày, để làm động lực cho tôi phấn đấu, hoàn thiện bản thân, cố gắng trong công việc. Bác Trọng ra đi nhưng tôi tin rằng hình ảnh của bác luôn sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam”, anh xúc động chia sẻ.

z5666485667867_2bc312458a7def9deb04ebac9ddb5e5e

Anh Võ Văn Phố (ảnh) (SN 1985, ngụ xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè), nhân viên hãng Taxi Mai Linh cùng 2 con trai là Võ Văn Việt, Võ Văn Nhật từ sáng sớm đến Hội trường Thống Nhất để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Nghe tin Bác Trọng mất, không những gia đình tôi mà cả khu xóm đều xúc động, không thể tin. Bác Trọng là người mà nhân dân sẽ luôn tôn kính và nhớ mãi…”, anh Võ Văn Phố bày tỏ.

Nhập chú thích ảnh

Đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Nguyễn Hải.

Nhập chú thích ảnh

Đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Như Ý.

Nhập chú thích ảnh

Đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Như Ý.

Nhập chú thích ảnh

Đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Như Ý.

z5666130726402_4ade13827804a3a50eac5b081721f641

Đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Tuấn Huy.

Nhập chú thích ảnh

Đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Tuấn Huy.

Nhập chú thích ảnh

Đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Tuấn Huy.

Nhập chú thích ảnh

Đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Tuấn Huy.

Nhập chú thích ảnh

Đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Tuấn Huy.

Nhập chú thích ảnh

Đoàn Campuchia do Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen dẫn đầu đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Nguyễn Hải.

Nhập chú thích ảnh

Đoàn Campuchia do Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen dẫn đầu đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Nguyễn Hải.

Noi gương, kế tục, làm rạng ngời sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

z5666264353089_3437a9c300b4ae7123ff5eb00da479ac

Đồng chí Tô Thị Bích Châu, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, làm trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đoàn đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do đồng chí Tô Thị Bích Châu, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm trưởng đoàn vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

“Trong những ngày qua, không khí đau buồn, thương tiếc đồng chí đang tỏa khắp các cơ quan, tổ chức, khu phố, bản làng, trong mỗi người dân Việt Nam và tâm thức của bạn bè quốc tế.

Suốt cuộc đời cách mạng, đồng chí đã kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, niềm mong mỏi của các nhà cách mạng tiền bối đã khẳng định vị thế, làm sâu sắc hơn vai trò, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hướng đến một đất nước Việt Nam hùng cường, thắt chặt mối quan hệ đại đoàn kết quốc tế. Tấm gương, những giá trị quan trọng mà Tổng Bí thư đã cống hiến trọn đời cho Tổ quốc sẽ luôn được các thế hệ cán bộ, Đảng viên, Nhân dân Việt Nam thế hệ sau noi theo, kế tục và làm rạng ngời hơn nữa”, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tô Thị Bích Châu bày tỏ.

9 giờ 00 phút

Hình ảnh Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà

Nhập chú thích ảnh

 

Nhập chú thích ảnh

 

Nhập chú thích ảnh

 

z5665749188035_8fbd7867b1d5034301a56a13559c068e

Chủ tịch Quốc hội Cuba viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

z5665747793074_039bb2109e176b735b0ace268a98ad24

Đoàn Algeri viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Gia Lai: Tổ chức trọng thể nghi lễ treo cờ rủ

z5666167783802_7d0ee20d9fe63908656096402e42bf75

Nghi lễ treo cờ rủ tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP.Pleiku, Gia Lai) chiều 24/7). Ảnh: T.L.

Từ chiều 24/7, các cơ quan, công sở, nơi công cộng, đơn vị lực lượng vũ trang và người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đồng loạt treo cờ rủ để tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trước đó, UBND tỉnh đã thông báo không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng; tạm dừng các hội nghị, cuộc họp chưa cần thiết trong thời gian diễn ra Quốc tang.

Dọc các tuyến đường trung tâm ở thành phố Pleiku đến những bản làng xa xôi, người dân đều treo cờ rủ để bày tỏ niềm tiếc thương khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần.

Chiều 24/7, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku), UBND tỉnh Gia Lai tổ chức trọng thể nghi lễ treo cờ rủ thực hiện nghi thức Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đúng 15h chiều cùng ngày, bà Nguyễn Thị Thanh Lịch, Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh Gia Lai chủ trì nghi lễ cùng nhiều cơ quan, ban, ngành trong tỉnh cùng nghiêm trang thực hiện nghi lễ treo cờ rủ tại Quảng trường Đại Đoàn Kết.

Lễ treo cờ rủ được tổ chức trang trọng theo Nghị định của Chính phủ. Theo đó, cờ có dải băng tang, kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay. Việc treo cờ rủ tại Quảng trường Đại Đoàn Kết sẽ được thực hiện đến hết ngày 26/7.

Theo đó, tỉnh Gia Lai là một trong những địa phương ở Tây Nguyên được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trực tiếp đến thăm, làm việc. Trong mỗi chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại trong lòng cán bộ, chiến sỹ và đồng bào các dân tộc hình ảnh hết sức gần gũi, giản dị và thắm đượm tình cảm. Đối với những bản làng còn khó khăn, Tổng Bí thư đã chỉ đạo Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Gia Lai ưu tiên bố trí nguồn vốn nhằm khẩn trương đầu tư những công trình thuỷ lợi, tưới mát cho hàng trăm diện tích lúa, hoa màu đang khát khô.

Hình ảnh Tổng Bí thư trong lòng người Kon Rờ Bàng

z5666160724585_9d04e7b19a6421c3c77dddde5880ddc4

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện cùng người dân làng Kon Rờ Bàng năm 1017. Ảnh: T.L.

Già làng Kon Rờ Bàng, ông A Gưch (74 tuổi) không giấu nổi xúc động: “Nghe tin anh Trọng mất, cả làng mình buồn lắm. Mình xem anh như người anh cả trong nhà vậy”.

Chuyện là năm 2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Kon Tum. Sau khi làm việc với tỉnh, Tổng Bí thư đã đến thăm làng Kon Rờ Bàng thuộc xã Vinh Quang, thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum).

Già A Gưch không quên mà cách đây 7 năm, tại nhà rông của làng, Tổng Bí thư ân cần trò chuyện cùng dân làng, dặn dò người dân tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng thôn, xã ngày càng phát triển, giàu đẹp. Đặc biệt, không được nghe lời xúi giục của kẻ xấu.

Hôm đó, già A Gưch đã tặng Tổng Bí thư chiếc áo thổ cẩm truyền thống của người Ba Na. Đáp lại, Tổng Bí thư cũng đã tặng già A Gứch chiếc đài radio để nghe tin tức và các chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước.

“Anh Trọng nói chuyện nhẹ nhàng, hiền hậu khiến mọi người đều cảm nhận được sự gần gũi, thân quen. Anh bắt tay từng người, ân cần hỏi thăm đời sống, kinh tế của bà con. Cách nói chuyện giản dị của anh làm cho dân làng Kon Rờ Bàng thêm kính trọng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước”, già A Gưch kể.

Cũng theo già A Gưch thì “Nghe lời anh Trọng, những năm qua dân làng Kon Rờ Bàng luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ đường làng ngõ xóm, chăm chỉ tăng gia sản xuất để phát triển kinh tế. Đặc biệt, giữ gìn, phát huy vai trò khối đại đoàn kết dân tộc, không nghe lời xúi giục của kẻ xấu, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước”.

Ngày 23/7/2024, Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Kon Tum yêu cầu các cơ quan, công sở, nơi công cộng trên địa bàn tỉnh treo cờ rủ, có dải băng tang trong hai ngày Quốc tang (25 và 26/7/2024), không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí nơi công cộng từ ngày 23 đến hết ngày 26/7/2024.

Nông dân Hội quán ở Đồng Tháp tập trung tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

z5666028390652_d1e4bf061f734c3125603a418326c15a

Nông dân Hội quán ở Đồng Tháp tập trung tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tại Hội quán Tâm Quê, ở xã Tân Thuận Tây, TP Cao Lãnh (Đồng Tháp), nhiều thành viên trong Hội quán gác lại công việc để đến khuôn viên Hội quán Tâm Quê trực tiếp theo dõi Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ông Đặng Văn Những, Chủ nhiệm Hội quán Tâm Quê, cho biết: “Khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, chúng tôi buồn lắm vì đất nước mất đi một vị lãnh đạo tài giỏi, kiên trung và rất bình dị, gần dân. Chúng tôi tập hợp khoảng 20 người, những người đã từng được Tổng Bí thư ghé thăm Hội quán, để mặc niệm, tưởng nhớ Bác. Điều này thể hiện sự kính trọng, tưởng nhớ và tri ân những tình cảm Bác đã dành cho Đồng Tháp, dành cho Tân Thuận Tây và dành cho bà con nông dân Hội quán. Chúng tôi không thể nào quên cảm xúc lúc đó”.

'Lũy thép' Vĩnh Thủy tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Về thăm Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Vĩnh Thủy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn, Vĩnh Linh, Vĩnh Thủy tiếp tục là lũy thép trong thời kỳ mới.Sáng 25/7, trong Lễ tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại bia ghi danh của xã, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Vĩnh Thủy (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) đã dành một phút mặc niệm, tưởng nhớ Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong nhiều ngôi nhà của người dân xã Vĩnh Thủy, những bức ảnh chụp chung với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được treo ở những vị trí trang trọng nhất. Từ sáng sớm, bà Lê Thị Hậu, nguyên Bí thư Chi bộ thôn Thủy Ba Tây không rời chiếc tivi để được xem Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tường thuật trực tiếp qua màn ảnh nhỏ. Nước mắt bà Hậu chảy dài, xúc động khi nghĩ về những tình cảm mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Vĩnh Thủy.

Nhập chú thích ảnh

Bà Lê Thị Hậu theo dõi Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua truyền hình.

Lần duy nhất Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thăm quê hương Vĩnh Thủy anh hùng vào ngày 4/2/2015. Đây được coi là một sự kiện đặc biệt; được gặp và nghe những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là vinh dự của mỗi một người dân Vĩnh Thủy.

Tại cuộc gặp và làm việc ấy, bà Hậu được thay mặt người dân báo cáo những thành tích nổi bật của chi bộ, hứa với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ nỗ lực xây dựng chi bộ ngày càng phát triển. Nay Thủy Ba Tây nói riêng và xã Vĩnh Thủy nói chung đã đạt được những thành tựu trên tất cả các lĩnh vực, xã về đích NTM nâng cao nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đi xa. Ký ức cuộc gặp và làm việc ấy vẫn còn vẹn nguyên.

“Bác về thăm để lại dấu ấn tình cảm trong lòng cán bộ, Nhân dân xã nhà. Mọi người đều nói, người dân Vĩnh Thủy vinh dự vì được gặp trực tiếp Tổng Bí thư. Quá tự hào đối với cán bộ, Nhân dân xã nhà. Chúng tôi luôn ghi nhớ và tâm niệm sẽ thực hiện tốt những lời dạy của Tổng Bí Thư”, bà Hậu lau vội dòng nước mắt.

Tại thời điểm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thăm xã Vĩnh Thủy, ông Nguyễn Thanh Bình đang là Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Thủy. Ông treo bức ảnh chụp chung với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở góc trang trọng nhất trong nhà.

Ông Bình nhớ rõ những lời Tổng Bí thư căn dặn. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Vĩnh Thủy nói riêng, huyện Vĩnh Linh nói chung tiếp tục phát huy tinh thần lũy thép anh hùng trong thời kỳ đổi mới và phát triển.

Nhập chú thích ảnh

Ông Nguyễn Thanh Bình giữ gìn cẩn thận bức ảnh chụp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

“Tổng Bí thư nói, chỉ mong muốn Vĩnh Thủy, Vĩnh Linh, Quảng Trị của chúng ta tiếp tục là đơn vị anh hùng. Anh hùng không phải là danh nghĩa, anh hùng từ trong thực chất để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp văn minh, hiện đại, Nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Bác nhắc đi nhắc lại: Phải tiếp tục là lũy thép trong thời kỳ mới”, ông Bình nhớ lại.

Anh hùng trong chiến tranh và anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, khắc ghi lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng bộ chính quyền và Nhân dân xã Vĩnh Thủy đã nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

“Từ lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Vĩnh Thủy đã tập trung nỗ lực phấn đấu xây dựng xã đạt chuẩn NTM và NTM nâng cao. Cuộc sống người dân đã ngày càng khởi sắc”, ông Nguyễn Quang Chiến, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thủy, chia sẻ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 'suốt đời vì nước, vì dân, tận tụy, tận tâm, tận lực, tận hiến'

z5665761265796_8bd38371982de7c8989f58f6453d8883

Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM viết sổ tang.

Viết trong sổ tang, đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM bày tỏ sự thương tiếc trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đồng chí mất đi là một tổn thất rất lớn lao đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Một mất mát không gì bù đắp được với gia đình, người thân.

Chúng tôi luôn nhớ mãi hình ảnh một con người vô cùng giản dị, khiêm nhường, nghị lực phi thường; một nhân cách lớn; một cán bộ Đảng viên mẫu mực, kiên trung, bất khuất; một nhà lãnh đạo đức độ, tài năng, quả cảm; một tấm gương tiêu biểu trong học tập, rèn luyện theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ kính yêu. Đồng chí là người cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, suốt đời vì nước, vì dân, tận tụy, tận tâm, tận lực, tận hiến.

Xin kính cẩn nghiêng mình, tri ân những công lao to lớn mà đồng chí đẫ cống hiến và để lại cho đời.

Nguyện học tập, noi gương đồng chí và các bậc tiền nhân, thề tiếp nối truyền thống một cách xứng đáng, đoàn kết hơn nữa, nỗ lực hơn nữa, quyết tâm nhiều hơn nữa, phấn đấu xây dựng TP.HCM 'rực tỡ tên vàng' như đồng chí hằng mong ước, chỉ dạy, góp phần cùng cả nước, vì cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày càng văn minh, hạnh phúc, cường thịnh”.

Dưới đây là một số hình ảnh Tổng lãnh sự các nước tại TP.HCM ghi sổ tang do Trung tâm báo chí TP.HCM cung cấp:

Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh

'Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - một nhân cách lớn, nhà lãnh đạo lỗi lạc'

ong Ron

Thay mặt Ủy ban kiểm tra Trung ương (UBKTTW) và toàn thể cán bộ ngành kiểm tra Đảng, đồng chí Trần Văn Ron (ảnh), Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực UBKTTW bày tỏ vô cùng thương tiếc.

Đồng chí Trần Văn Ron viết trong sổ tang: “Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư quân ủy Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực - một nhân cách lớn, nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân; nhà tư tưởng lý luận, văn hóa xuất sắc của Đảng, người đảng viên cộng sản kiên trung, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cả cuộc đời hoạt động, công tác, đồng chí đã có nhiều công lao, đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, Nhà nước, đồng bào, chiến sĩ cả nước. Đồng chí mất là tổn thất vô cùng to lớn đối với Đảng, Nhà nước, đồng bào cả nước và Gia đình đồng chí, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho tất cả chúng ta.

Sinh thời, đồng chí luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và dành nhiều tình cảm sâu sắc, tin cậy đối với ngành kiểm tra Đảng. Xin khắc cốt ghi tâm, nguyện học tập và làm theo di huấn của đồng chí, quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là ‘nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc’

Nhập chú thích ảnh

 

Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ trong Sổ tang: "Vô cùng thương tiếc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người con yêu quý của dân tộc Việt Nam, Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, người đảng viên cộng sản kiên trung, một tấm gương sáng ngời không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, người bạn lớn của nhân dân thế giới; người đã dành trọn cuộc đời, tận tâm, tận lực, tận hiến cho đất nước, cho Đảng, cho Nhân dân; có nhiều công lao và cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, cho phong trào cộng sản quốc tế và duy trì hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của đồng chí, chúng tôi nguyện học tập, noi gương đồng chí, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc mà đồng chí trọn đời ấp ủ, phấn đấu hy sinh.

Tên tuổi, sự nghiệp, nhân cách và những cống hiến to lớn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng in đậm trong lòng nhân dân, mãi mãi lưu danh trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng”.

Các cơ quan, tổ chức tại Hà Giang treo cờ rủ để tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

z5665905947614_1dd7d8ee517d60e183c73cf02b8ec03f

Quảng trường 26/3, thành phố Hà Giang treo cờ rủ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ngày 25/7, ngày đầu diễn ra Quốc tang, tất cả các cơ quan Đảng, Đoàn thể, Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, các đơn vị trực thuộc… đều treo cờ rủ, thể hiện lòng thành kính của Đảng bộ và nhân dân Hà Giang đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Đối với đồng bào các dân tộc Việt Bắc nói chung và Hà Giang nói riêng, tình cảm dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt sâu nặng. Người dân Hà Giang nhớ đến Tổng Bí thư là một người giản dị, luôn gần gũi với bà con cùng những quyết sách cụ thể, kịp thời, làm thay đổi cơ bản đời sống của người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.

Từ khi nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, rất nhiều người dân Hà Giang bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn, tri ân công lao to lớn của đồng chí Tổng Bí thư đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Anh Trần Hoàng Hà, phương Quang Trung, thành phố Hà Giang bày tỏ nỗi tiếc thương đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong ngày quốc tang: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, được nhân dân tin yêu và kính trọng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn là người có lối sống giản dị, mẫu mực trong gia đình cũng như ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng.

Trong thời gian diễn ra Quốc tang, gia đình chúng tôi sẽ không tụ tập, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, vận động hàng xóm xung quanh cùng dõi theo các hoạt động tang lễ để thể hiện sự kính trọng, lòng tiếc thương đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”.

Biết ơn, học tập, noi gương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhập chú thích ảnh

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ: Trước anh linh đồng chí Nguyễn Phú Trọng, chúng ta thành kính tôn vinh và biết ơn sâu sắc công lao to lớn, cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân, của dân tộc, cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc thời đại mới.

Chúng tôi nguyện noi gương, đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu hết mình để bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa hùng cường, thịnh vượng, nhân dân Việt Nam ngày càng hạnh phúc, ấm no. Xin kính cẩn nghiêng mình biết ơn, học tập, noi gương và vĩnh biệt đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa làm lễ cầu siêu, tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

z5665876011201_f6dbb0a48deda915fd363a7fe8382ae4

Trong 2 ngày 24-25/7, tại Chùa Đại Bi (Thanh Hóa), Thượng tọa Thích Tâm Định, Ủy viên Hội đồng trị sự Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa chủ lễ cầu siêu, tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhằm ôn lại công đức và những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư đối với Phật pháp và giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Theo Thượng tọa Thích Tâm Định, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mất đi để lại tình cảm và niềm tiếc thương vô hạn đối với tăng ni, phật tử và nhân dân cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Giới tăng ni, phật tử luôn nhớ về một vị Tổng Bí thư thân thiện, gần dân, hết lòng vì dân, vì Phật pháp và dân tộc. Sáng nay (25/7), tại Chùa Đại Bi, nhiều tăng ni, phật tử trong tỉnh đã đến dâng hương, tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người lao động ở TP.HCM rưng rưng nhớ Tổng Bí thư

z5665855903851_7fefb8ffcc94e7e3ddc0b39fda6e78e6

Tại khuôn viên Hội trường Thống Nhất, chị Nguyễn Thị Thùy Trang (ảnh) (54 tuổi), công nhân Công ty Công viên cây xanh thành phố vừa làm công việc vừa liên tục nhìn lên màn hình trực tiếp lễ tang Tổng Bí thư.

Chị nói: “Tôi chỉ là người lao động bình thường, chưa được gặp Tổng Bí thư bao giờ, chỉ biết bác qua báo chí, truyền hình, thấy bác là người rất gần gũi, phong cách giản dị, dù là lãnh đạo cấp cao. Vì thế, bác mất làm tôi rất buồn".

Đồng nghiệp chị Trang là Ngô Thị Thanh Hà, 50 tuổi, nhìn về hướng Hội trường Thống Nhất, nói: “Sáng nay, 5 giờ là tôi có mặt ở đây rồi, dù chưa đến giờ làm việc, nhưng tôi muốn đến sớm để nhìn tấm hình bác Tổng Bí thư trong nhà tang lễ. Chúng tôi rất kính trọng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người suốt cuộc đời sống thanh bạch, giản dị, gẫn gũi nhân dân”.

Chị Nguyễn Thị Mộng Thường, 44 tuổi, nhà ở Gò Vấp, đến Hội tường Thống Nhất làm việc, cũng đau đáu nhìn vào bên trong hội trường, chị mong được vào thắp cho Tổng Bí thư 1 nén nhang, nhưng chưa được, vì phải đăng ký, phải đi theo đoàn. “Bác Trọng là vị lãnh đạo tận tâm với đất nước, rất quan tâm đến đời sống người dân. Đến cuối đời còn lo nghĩ cho nhân dân. Bác mất, chúng tôi ai cũng buồn”, chị Thường nói.

z5665731551998_2265d7799e63b18589fda6dba4e5a1b0

Bà Trần Thị Thôi (ảnh), Khối trí thức, Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến TP.HCM nghẹn ngào trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. “Từ lúc nghe tin bác Trọng ra đi, tôi vô cùng thương tiếc và đau xót. Những việc làm của Tổng Bí thư cho đất nước, cho nhân dân là vô cùng lớn lao. Chúng tôi luôn kỳ vọng các thế hệ lãnh đạo sau noi gương bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo đất nước phát triển như kỳ vọng của Bác Hồ và các vị tiền nhân”, bà Trần Thị Thôi bày tỏ.

Hứa với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bảo vệ từng tấc đất Tổ quốc

z5665733419429_3b32bf510a6366d3520082308d9d6fb7

Treo Quốc kỳ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường Sa. Ảnh: Lữ đoàn 146 vùng 4 Hải quân.

Những ngày này, các lực lượng vũ trang và nhân dân đang sinh sống và làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa luôn tập trung duy trì nghiêm lực lượng, phương tiện trực sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc vùng biển, vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc.

Cùng với các lực lượng vũ trang, đồng bào cả nước tiếc thương vô hạn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các lực lượng và nhân dân đang sinh sống và làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa đã thực hiện nghi lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trung tá Nguyễn Văn Duy - Chính trị viên phó đảo Sơn Ca, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân - bày tỏ cảm xúc: “Mấy ngày nay, chúng cháu thương bác nhiều và rất đau lòng, hẫng hụt như mất đi chính người thân yêu nhất của mình. Chúng cháu, những cán bộ chiến sỹ đang công tác trên Quần đảo Trường Sa, xin hứa với bác, nguyện suốt đời học tập và noi gương bác, ra sức phấn đấu rèn luyện, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên trung, nâng cao trình độ về mọi mặt, đoàn kết thống nhất, bền gan vững chí, khắc phục mọi khó khăn gian khổ, vững vàng nơi đầu sóng; cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao, bất luận trong điều kiện, hoàn cảnh nào, dẫu có phải hy sinh cũng quyết tâm bảo vệ từng tấc đảo, sải biển thiêng liêng của Tổ quốc”.

z5665744345117_c60d874c74b62330900ad083b2492c19

Ghi nhận tại chùa Phúc Linh, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, Đại đức Thích Chúc Giác (ảnh), trụ trì chùa Phúc Linh cho biết: Từ 5 ngày nay, mỗi ngày có hơn 100 phật tử, các tầng lớp nhân dân đến tưởng niệm, cầu siêu cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Riêng sáng nay, cùng với cả nước, nhiều phật tử đến viếng, để tang đồng chí Tổng Bí thư từ rất sớm.

7 giờ 15 phút

Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh

Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Tuấn Huy.

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà văn hóa thôn Lại Đà

lai da

Mở đầu lễ viếng là đoàn Nội tộc dòng họ Nguyễn Phú do ông Nguyễn Phú Việt (trưởng tộc) dẫn đầu. Ảnh: Kiên Trung.

Tại xã Đông Hội (huyện Đông Anh, Hà Nội), từ 6h sáng, nhân dân từ khắp nơi đã có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã để tiếp tục di chuyển bằng xe điện đến Nhà văn hóa thôn Lại Đà - nơi diễn ra Lễ truy điệu, Lễ viếng trọng thể Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

7h sáng, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được chính thức bắt đầu. Mở đầu lễ viếng là đoàn Nội tộc dòng họ Nguyễn Phú do ông Nguyễn Phú Việt (trưởng tộc) dẫn đầu.

Nhập chú thích ảnh

Đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TP.HCM đến thắp hương kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất (TP.HCM).

Tại Hội trường Thống Nhất (TP.HCM), đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo TP.HCM đến thắp hương kính viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng tại TP.HCM bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/7. Trong khu vực khuôn viên Hội trường Thống Nhất nhiều đoàn xếp hàng ngay ngắn, trật tự đăng ký vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tại khu vực phía ngoài khuôn viên Hội trường Thống Nhất đã có nhiều đoàn từ các tỉnh, thành đến chờ viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ngoài ra, còn có đông đảo người dân tại TP.HCM và các tỉnh, thành đến đăng ký viếng.

Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh

Để đảm bảo an ninh trật tự tại Lễ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng, các lực lượng chức năng đã túc trực, tổ chức điều phối, đảm bảo giao thông thông thoáng từ các ngả đường hướng về Hội trường Thống Nhất.Các cơ quan, công sở, nơi công cộng treo cờ rủ và nhà dân cũng treo cờ rủ để tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

* Là một trong những thành viên thuộc đoàn của Thành Đoàn TP.HCM, em Phạm Trần Minh Hà, học sinh lớp 8, Trường THCS Hồng Bàng (tóc dài, đứng giữa) bồi hồi khi được đến Hội trường Thống Nhất, thắp nén nhang đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nhập chú thích ảnh

“Bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một đời vì nước, vì dân. Bác luôn chăm lo cho tuổi trẻ chúng con, tạo điều kiện cho tuổi trẻ phát triển. Bây giờ, bác đã ra đi, để lại sự tiếc thương cho mọi người cũng như lòng con. Lòng con bây giờ bồi hồi không biết nói gì hơn. Con xin hứa với bác, sẽ học tập thật tốt, vì con cũng là người sống ở Đoàn, Đội, nên con sẽ cố gắng tham gia hết các phong trào, như đúng di nguyện của bác về thế hệ trẻ”, em Phạm Trần Minh Hà bồi hồi chia sẻ.

7 giờ 00 phút

Gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu Lễ viếng

Nhập chú thích ảnh

Bà Ngô Thị Mận cùng với các con, cháu di chuyển vào nhà tang lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Toàn Vũ.

Nhập chú thích ảnh

Bà Ngô Thị Mận cùng với các con, cháu di chuyển vào nhà tang lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Toàn Vũ.

Nhập chú thích ảnh

Bà Ngô Thị Mận cùng với các con, cháu di chuyển vào nhà tang lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Toàn Vũ.

Nhập chú thích ảnh

Các cựu học sinh, thầy cô cùng các em học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội) tổ chức viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - cựu học sinh ưu tú của trường. Ảnh: Việt Trung.

Nhập chú thích ảnh

Các cựu học sinh, thầy cô cùng các em học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội) tổ chức viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - cựu học sinh ưu tú của trường. Ảnh: Việt Trung.

Nhập chú thích ảnh

Các cựu học sinh, thầy cô cùng các em học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội) tổ chức viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - cựu học sinh ưu tú của trường. Ảnh: Việt Trung.

Nhập chú thích ảnh

Các cựu học sinh, thầy cô cùng các em học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội) tổ chức viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - cựu học sinh ưu tú của trường. Ảnh: Việt Trung.

 

z5665546799604_cfbe5d691d4851dd09d8af0b6893849a

Từ 6h sáng, lực lượng chức năng tổ chức phân luồng và lập chốt chặn các ngã rẽ từ Lò Đúc ra Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, TP.Hà Nội), đảm bảo an ninh cho Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ông Đỗ Quang Đăng (ảnh), 83 tuổi (Lò Đúc, Hà Nội) chuẩn bị từ 6h kém để đi viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Đăng mong muốn có thể đến tận nơi dâng nén hương để bày tỏ lòng tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi của vị lãnh đạo tài đức.

"Tôi luôn ghi nhớ và trân trọng sự liêm khiết, luôn vì dân, vì nước của Tổng Bí thư. Những gì đồng chí Nguyễn Phú Trọng để lại sẽ gợi nhắc về một thế hệ lịch sử Cách mạng Việt Nam anh hùng, tận tâm, tận lực", ông Đăng chia sẻ.

z5665532631540_c42f660f6768e9d6047636c85e7ae340

Cụ Nguyễn Văn Kiệm (ảnh), 85 tuổi, chờ đợi lễ viếng từ 6h sáng bên ngoài Vườn hoa Pasteur. Tuổi đã “gần đất xa trời”, ông đến viếng Tổng Bí thư với tấm lòng tiếc thương sâu sắc. Nhiều ngày nay ông đã không ngủ được vì nhớ thương Tổng Bí thư.

Đối với cụ Kiệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người có tâm và có tầm. “Là người cao tuổi, từng trải nhiều, nên tôi thấm thía được lời dạy và động viên cán bộ của các lãnh đạo thế hệ trước”, cụ nói.

Đã dự lễ viếng của nhiều nhân vật vĩ đại của lịch sử Việt Nam, từ Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cụ Kiệm cho rằng, mình đã hoàn thành trách nhiệm của anh bộ đội cụ Hồ khi đến thăm viếng Tổng Bí thư ngày 25/7.

z5665530322490_028dca6ca346c6c09ec5c3762fb72fce

Bà Phan Thị Đức (ảnh), 68 tuổi, đã dậy từ 3h30 sáng để bắt xe buýt từ Hưng Yên về nội thành Hà Nội.

Bà Đức là bộ đội của Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn. Chia sẻ cảm xúc đến thăm viếng Tổng Bí thư, bà bật khóc: “Ông đã lao công, tổn trí, hy sinh cả cuộc đời cho nhân dân, đất nước. Từ trước đến nay, nước ta hiếm có ai dám làm, dám chịu như Tổng Bí thư. Hôm nay tôi đến viếng ông để thể hiện tấm lòng của nhân dân”.

Nữ dân quân tin tưởng Việt Nam đã có nền móng vững chắc để phát triển mạnh mẽ hơn nhờ công của Tổng Bí thư. Di sản của ông sẽ mãi là lời nhắc nhở cho thế hệ ngày nay và mai sau.

6 giờ 00 phút

Thực hiện nghi lễ thượng cờ rủ

6h sáng 25/7, nghi lễ thượng cờ rủ được thực hiện trên Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chính thức bắt đầu 2 ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Trong không khí trang nghiêm, quốc ca được cử hành trong Lễ thượng cờ với sự tham gia của nhiều cán bộ, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và bà con nhân dân.

Xem thêm
Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Làng nướng cá Diễn Vạn đỏ lửa

Nghề nướng cá tại đất biển Diễn Vạn có từ hàng chục năm rồi, bất kể nắng mưa, những bếp lửa rực đỏ bốn mùa, người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất