| Hotline: 0983.970.780

Quốc tế cam kết đồng hành cùng Việt Nam phát triển thủy sản bền vững

Thứ Ba 30/01/2024 , 14:42 (GMT+7)

Cục Kiểm ngư kỳ vọng sẽ xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các đối tác trong nước và quốc tế, từ đó nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật thủy sản.

Buổi trao đổi giữa Cục Kiểm ngư (Bộ NN-PTNT) và các đối tác quốc tế về phát triển thủy sản bền vững ngày 30/1. Ảnh: Quỳnh Chi.

Buổi trao đổi giữa Cục Kiểm ngư (Bộ NN-PTNT) và các đối tác quốc tế về phát triển thủy sản bền vững ngày 30/1. Ảnh: Quỳnh Chi.

Sáng 30/1, Cục Kiểm ngư (Bộ NN-PTNT) tổ chức buổi trao đổi với chủ đề “Các giải pháp tăng cường hợp tác quốc tế về Thực thi pháp luật thủy sản, Bảo tồn biển, Đồng quản lý & Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU - hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển thủy sản bền vững”. Buổi họp nhằm chia sẻ thông tin và đề xuất hoạt động hợp tác hiệu quả trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh nỗ lực chống khai thác hải sản bất hợp pháp (IUU) chưa đạt hiệu quả mong đợi.

Vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra chỉ đạo mở đợt cao điểm đến tháng 4/2024 để gỡ cảnh báo ‘thẻ vàng’ của châu Âu. Các biện pháp và giải pháp được đề xuất bao gồm tập trung cao điểm, huy động nguồn lực, và thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ chống khai thác IUU theo hướng dẫn của Chính phủ Việt Nam. 

Đồng thời, việc nhấn mạnh một số quy định và khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC), đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cũng như kiểm soát nguồn lợi thủy sản minh bạch và hợp pháp là những điểm chính để đảm bảo phát triển bền vững cho ngành thủy sản Việt Nam.

Năm 2024 là năm đẩy mạnh công tác đồng quản lý

Cục trưởng Cục Kiểm ngư Nguyễn Quang Hùng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tương tác với cộng đồng quốc tế. Ông nói: “Diễn đàn này là cơ hội để tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài nước. Cục Kiểm ngư kỳ vọng sẽ xây dựng mối liên kết chặt chẽ, hữu ích giữa các bên liên quan, đồng thời nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật thủy sản. Với sự hỗ trợ từ quốc tế, chúng tôi mong muốn tạo ra một đội ngũ chuyên gia có kỹ năng và kiến thức đồng đều về thủy sản”.

Theo Cục trưởng, việc triển khai các mô hình cụ thể như quỹ tái tạo và quỹ bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cũng như mô hình đồng quản lý hỗ trợ cộng đồng cư dân ven biển sẽ tạo điều kiện thuận lợi tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN-PTNT) nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế nhằm phát triển thủy sản bền vững.

Ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN-PTNT) nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế nhằm phát triển thủy sản bền vững.

Việt Nam đã tham gia các diễn đàn quốc tế về phòng chống IUU và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cùng sự hỗ trợ từ các công cụ của ASEAN và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), đã giúp Cục Kiểm ngư cập nhật kịp thời các thông tin và biện pháp để chống khai thác IUU, đóng góp tích cực vào nỗ lực toàn cầu.

Cụ thể, năm 2016, Hiệp định FAO về thực thi pháp luật thủy sản (PSMA) đã đặt nền tảng vững chắc cho sự hợp tác và đào tạo hiệu quả. Việt Nam sớm gia nhập Hiệp định này vào năm 2018, từ đó nâng cao khả năng giám sát và kiểm soát tại các cảng biển, từ đó ngăn chặn nhập khẩu sản phẩm từ nguồn gốc không rõ ràng. Chiến dịch truyền thông chống khai thác IUU và tập huấn thông qua cơ chế hợp tác RPOA-IUU là những bước cụ thể để nâng cao ý thức cộng đồng và đào tạo nhân sự chuyên nghiệp. 

Thêm vào đó, việc tiến hành thủ tục phê duyệt cho dự án về trang thiết bị thực thi pháp luật do Nhật Bản tài trợ góp phần hiện thực hóa các biện pháp ngăn chặn và tăng cường hệ thống thực thi pháp luật. Tham gia và chủ trì triển khai Hiệp định đàn cá di cư của Liên hợp quốc (UNFSA) cũng đảm bảo quản lý cá di cư và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiệu quả.

“Ngăn chặn khai thác IUU là trách nhiệm toàn cầu”, bà Nguyễn Thị Trang Nhung, Trưởng phòng Khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế (Cục Kiểm ngư) nhấn mạnh. “Hợp tác sẽ mở rộng việc trao đổi thông tin để thực thi pháp luật và chống khai thác IUU. Các quốc gia sẽ tham gia các nguồn thông tin theo cách tiếp cận MDA (marine domain awareness), đồng thời thiết lập cơ chế trao đổi thông tin song phương. Điều này bao gồm cả việc thực hiện hiệu quả các đường dây nóng đã ký kết để cải thiện sự linh hoạt và nhanh chóng trong trao đổi thông tin”.

Bà Nhung kêu gọi các đối tác hợp tác chặt chẽ để triển khai, tuyên truyền Hiệp định PSMA, tập trung vào việc kiểm soát tính hợp pháp của sản phẩm có nguồn gốc từ khai thác qua đường container. Theo đó, đảm bảo rằng sản phẩm thủy sản nhập khẩu đáp ứng đầy đủ các quy định và yêu cầu về nguồn gốc.

Ngoài nhiệm vụ cốt lõi về ngăn chặn khai thác IUU, năm 2024, Cục Kiểm ngư còn chú trọng triển khai thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản. Mục tiêu là mở rộng, thành lập mới các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phục hồi hệ sinh thái đến năm 2030 để đảm bảo diện tích các vùng biển, ven biển đạt 6% diện tích tự nhiên vùng biển Việt Nam.

Khai thác nguồn lợn thủy sản hiệu quả, ngăn chặn khai thác IUU là hai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Cục Kiểm ngư.

Khai thác nguồn lợn thủy sản hiệu quả, ngăn chặn khai thác IUU là hai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Cục Kiểm ngư.

Hướng đi tiếp theo là triển khai xây dựng lượng giá trị các hệ sinh thái biển và đánh giá hiệu quả quản lý thông qua bộ chỉ số. Định mức kinh tế kỹ thuật về đầu tư cho các khu bảo tồn biển Việt Nam sẽ giúp tối ưu hóa sử dụng nguồn lực và đảm bảo bền vững.

Bên cạnh đó, việc thực hiện Luật Bảo vệ động vật có vú ở biển của Hoa Kỳ (MMPA) sẽ đảm bảo rằng quản lý và bảo tồn thú biển Việt Nam được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế, dựa trên cơ sở cam kết chung về giữ vững cân bằng sinh thái môi trường biển.

Hưởng ứng từ cộng đồng quốc tế

Các đại diện từ Đại sứ quán, tổ chức quốc tế tham dự buổi họp đều đánh giá cao những đề xuất của Cục Kiểm ngư trong lĩnh vực thực thi pháp luật, bảo tồn, và phát triển nguồn lợi thủy sản. Họ đều nhận thức rõ ràng về những nhiệm vụ quan trọng của Cục trong năm 2024.

Đặc biệt, các đại diện quốc tế hoan nghênh định hướng của Cục Kiểm ngư nói riêng, Bộ NN-PTNT nói chung về đồng quản lý. Bà Nguyễn Thu Huệ, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) bày tỏ: “Trong chặng đường 20 năm gắn bó với ngành thủy sản, chúng tôi đề cao lĩnh vực đồng quản lý. Theo kinh nghiệm của MCD, đây là phương pháp hiệu quả để tạo điều kiện cho các bên cùng đàm phán, tiếp cận nguồn lực, thúc đẩy công tác bảo tồn biển”. Qua buổi trao đổi với Cục Kiểm ngư, bà mong muốn các đại diện quốc tế mở rộng mạng lưới hợp tác với các tổ chức phi chính phủ như MCD.

Từ phía cơ quan ngoại giao, Đại sứ quán Nhật Bản cho biết, Nhật Bản đang phối hợp với Việt Nam xây dựng phi dự án viện trợ chuyên dùng cho 4 tàu Kiểm ngư mà Nhật Bản đã tài trợ để phục vụ hoạt động tuần tra kiểm soát của lực lượng kiểm ngư. Tuy nhiên, do kinh phí còn hạn chế, ông kêu gọi các đối tác quốc tế xem xét, lồng ghép hoạt động này của Nhật Bản vào các gói hỗ trợ liên quan về nâng cao năng lực.

Ông Ryan E. McKean, Giám đốc chương trình INL, Đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, mong muốn hợp tác tăng cường năng lực thực thi pháp luật thủy sản.

Ông Ryan E. McKean, Giám đốc chương trình INL, Đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, mong muốn hợp tác tăng cường năng lực thực thi pháp luật thủy sản.

Ông Ryan E. McKean, Giám đốc chương trình INL, Đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội nhấn mạnh công tác quản lý cơ sở dữ liệu, cho rằng đây là yếu tố chủ chốt để đảm bảo phát triển nguồn lợi thủy sản hiệu quả nhất.

“Sự hiểu biết vững về số liệu và dữ liệu thu thập sẽ giúp chúng ta đo lường mức độ thành công của các chương trình và mục tiêu, cũng như xây dựng kế hoạch phát triển bền vững cho nguồn lợi thủy sản. Chúng tôi hiểu rằng việc thu thập dữ liệu, đo lường kết quả không chỉ là vấn đề của Cục mà còn của toàn cộng đồng”, ông McKean nói.

Cục Kiểm ngư và các đại biểu quốc tế chụp ảnh kỷ niệm.

Cục Kiểm ngư và các đại biểu quốc tế chụp ảnh kỷ niệm.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Người dân ĐBSCL sáng tạo, thích ứng tốt với xâm nhập mặn

ĐBSCL Trải qua các đợt ảnh hưởng xâm nhập mặn, người dân ĐBSCL tích lũy nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo các giải pháp ứng phó trong mùa khô 2023 - 2024.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm