| Hotline: 0983.970.780

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Bình Thuận sẵn sàng tiếp cận thị trường carbon

Chủ Nhật 28/04/2024 , 09:02 (GMT+7)

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Thuận sẵn sàng tiếp cận, nâng cao giá trị thặng dư của rừng từ cung ứng dịch vụ môi trường rừng thông qua thị trường carbon.

Những năm qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Thuận đã làm tốt vai trò của mình. Ảnh: KS.

Những năm qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Thuận đã làm tốt vai trò của mình. Ảnh: KS.

Hơn 10 năm thành lập, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Thuận đã làm tốt vai trò được giao thực nhiệm vụ vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo quy định.

Thời gian tới, khi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam phối hợp với các bên liên quan tiếp tục nghiên cứu, đánh giá dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu trữ carbon của rừng (carbon nội địa), Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh cũng sẽ cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn về “Thị trường giao dịch carbon nội địa – ETS” do Trung ương tổ chức. Thông qua các khóa tập huấn, cán bộ Quỹ sẽ cập nhật các kiến thức cơ bản về cách thức vận hành, giao dịch hạn ngạch phát thải, tín chỉ carbon trên sàn giao dịch của thị trường carbon nội địa quy định tại Nghị định 06/2022/NĐ-CP.

Ông Lê Thanh Sơn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Thuận cho biết, việc chủ động tiếp cận với thị trường carbon, trong đó có thị trường giao dịch carbon nội địa – ETS có thể khẳng định quỹ cũng đã sẵn sàng tiếp cận nhằm nâng cao giá trị thặng dư của rừng từ cung ứng dịch vụ môi trường rừng thông qua thị trường carbon. Từ đó góp phần thực hiện tốt Nghị định Chính phủ về chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Tây nguyên và Nam Trung bộ sau khi được ban hành.

Theo ông Lê Thanh Sơn, việc thể chế hóa được loại dịch môi trường rừng thông qua thị trường carbon và áp dụng vào thực tiễn có ý nghĩa quan trọng. Đây có thể nói là một bước tiến lớn của ngành lâm nghiệp vì giúp huy động thêm nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững cũng như sinh kế cho đồng bào nghèo làm nghề rừng, sống phụ thuộc, gắn bó với rừng.

“Việc phát triển chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với mua bán tín chỉ carbon từ rừng là tất yếu, phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam và xu hướng chung của thế giới trong bối cảnh toàn cầu nỗ lực chung tay bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Kinh phí thu được từ bán tín chỉ carbon rừng sẽ được tái sử dụng cho việc quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Nhà nước sẽ có cơ chế để người dân địa phương trực tiếp tham gia tuần tra, bảo vệ, trồng rừng, bảo quản, lưu giữ carbon… Khi thu nhập tăng lên, chắc chắn người dân sẽ dần từ bỏ thói quen xâm phạm rừng, tham gia ngày càng tích cực hơn vào công tác giữ gìn, bảo vệ hệ sinh thái rừng”, ông Lê Thanh Sơn bày bỏ.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Xây dựng vườn ươm cải tiến sản xuất giống cây lâm nghiệp

QUẢNG TRỊ Các vườn ươm cải tiến cung cấp 1,8 triệu cây giống lâm nghiệp chất lượng cao cho trồng rừng bền vững gắn với thực hiện chứng chỉ rừng vùng nguyên liệu.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.