| Hotline: 0983.970.780

Quy trình bón phân cho sầu riêng vùng Tây Nguyên

Thứ Tư 18/03/2020 , 08:57 (GMT+7)

Cây sầu riêng sau khi thu hoạch bị suy yếu, do đó cần phải có biện pháp chăm sóc kịp thời và đầy đủ để cây sớm hồi phục cho mùa vụ sau.

Sầu riêng sau thu hoạch nên áp dụng kỹ thuật và chọn đúng phân bón của Behn Meyer giúp cây mau phục hồi sẽ cho trái nhiều. Ảnh: Gia Bảo.

Sầu riêng sau thu hoạch nên áp dụng kỹ thuật và chọn đúng phân bón của Behn Meyer giúp cây mau phục hồi sẽ cho trái nhiều. Ảnh: Gia Bảo.

Để phục hồi tốt cho cây sầu riêng sau thu hoạch, biện pháp đầu tiên là tỉa cành tạo tán, tỉa bỏ những cành sâu bệnh, che khuất, tạo sự thông thoáng cho vườn cây. Bên cạnh đó còn giúp cây hạn chế sâu bệnh hại, phục hồi sức khỏe cho cây, quét vôi trên thân cây ở độ cao trên trên dưới 1,3m.

Biện pháp thứ hai là cung cấp đủ nước cho cây vào giai đoạn này. Vườn trồng sầu riêng cần có hệ thống thoát nước tốt trong mùa mưa đặc biệt ở những vùng ngập úng. Tưới đầy đủ lượng nước cho cây trong mùa khô,  mức nước ổn định trong mương từ 0,8 – 1m.

Biện pháp thứ ba là bón phân, thường cây sau thu hoạch cây cần nhiều đạm và lân cũng như đất bị mất nhiều chất đa lượng và trung vi lượng, do đó, nhà vườn cần cung cấp đầy đủ và kịp thời cho cây. Bón Growell bón Entec 24-8-7+2S (Entec năng lượng xanh của Cty Behn Meyer) kích đọt (từ 1-3 kg) phun kéo đọt Hakaphos 30.10.10+TE và Fetrilon combi (quan sát trừ rầy rệp nếu có) lá cuối lụa. Kế tiếp giữa  tháng 11 bón korn kali b để già lá, cứng lá, kích cơi đọt thứ 2 bón Entec 24-8-7+2S kích đọt từ 1 đến 3 kg/cây.

Bên cạnh đó sử dụng phun kéo đọt 30.10.10 + combi + rầy rệp, giai đoạn này thường phun vào đầu tháng 12. Bước sang đầu tháng 1, khuyến cáo nhà vườn cần tăng cường bón 12.12.17 hoặc 15.15.15 để làm già cơi đọt chuẩn bị hãm nước làm bông.

Về kỹ thuật làm bông, thông thường nhà vườn trồng sầu riêng làm bông vào giữa tháng 1, khi lá đã già hẳn bắt đầu hãm nước để làm bông.

Theo khuyến của ngành chuyên môn, lưu ý trước khi làm bông, bà con nên phòng trừ bệnh thán thư, cũng như là nhện đỏ. Sau đó kết hợp phun Hakaphos 12-32-14+TE và Fetrilion Combi để kích thích phân hóa mầm hoa. Từ giữa tháng 2 đến cuối tháng 2.

Sau khi búp hoa đã hình thành, dài khoảng 3-4 cm phân biệt rõ đâu là hoa chồi ta bắt đầu tưới nước lại để giữ ẩm cho cây. Từ lúc này đến khi xổ nhụy khoảng 50-60 ngày nên bón hữu cơ Growel 5-10kg/cây. Cây khỏe đã đi được 3 cơi đọt sau khi thu hoạch ta bón Nitrophoska Green (đọc Ni trô- rin) để dưỡng cây. Nếu cây nào yếu chỉ mới ra được 1-2 cơi đọt trước đó thì ta bón Entec 24-8-7+2S để đi cơi đọt mới (hạn chế ra cơi đọt mới sau khi đậu trái non).

Ngoài ra giúp trái xanh, đẹp, tròn… mỗi lần phun qua nên kết hợp Fetrlion Combi. Nếu cây sầu riêng 5 đến 6 tuổi 1 lần bón từ 1 đến 1.5kg/cây. Cây 8 đến 10 tuổi bón từ 2 đến 3kg/cây. Ảnh: Gia Bảo.

Ngoài ra giúp trái xanh, đẹp, tròn… mỗi lần phun qua nên kết hợp Fetrlion Combi. Nếu cây sầu riêng 5 đến 6 tuổi 1 lần bón từ 1 đến 1.5kg/cây. Cây 8 đến 10 tuổi bón từ 2 đến 3kg/cây. Ảnh: Gia Bảo.

Khi cây đã bắt đầu nhú đọt non kết hợp phun qua lá nên sử dụng sản phẩm Hakaphos 30-10-10+TE cộng thuốc trừ sâu rầy để đọt ra mạnh hơn.

Trước khi xổ nhụy để cho lá già, bà con bón thêm Nitrophoka Green + Fruit Ace theo tỷ lệ kết hợp phun qua lá Basfoliar Kelp + Basfoliar Boron. Trong suốt quá trình dưỡng bông dưỡng đọt bà con nên chú ý phun thuốc phòng ngừa thán thư, nhện đỏ, rầy rệp…

Khi trái đã đậu hoàn toàn phun qua lá lại Basfoliar Kelp + Basfoliar Boron để cuống dai hạn chế rụng trái non. Còn ở giai đoạn nuôi trái thường vào tháng 4, khoảng 10 ngày sau bón lại Nitrophoska Perfect hoặc Novatec Premium.

Giữa tháng 5, giai đoạn trái 45 ngày tuổi lúc này trái nặng khoảng 0,5 - 0,7kg. Trong giai đoạn này thì diễn ra rụng trái sinh lý lần 2 vì vậy để hạn chế rụng trái và giúp trái lớn đều bón Nitrophoska Green kết hợp phun qua lá Basfoliar Compi Stipp + Hakaphos 18-18-18+TE giúp tròn trái, hạn chế nứt gai.

Vào giai đoạn giữa tháng 6, thường giai đoạn này sầu riêng mang trái từ 60- 65 ngày tuổi lúc này trái khoảng 1-1,5kg. Trong giai đoạn này trái lớn rất nhanh, lúc này cây cần một lượng hữu cơ cũng như đạm lớn để thúc trái bón Growel + Entec 24-8-7+2S. Trong giai đoạn này, trái lớn nhanh để hạn chế nứt gai, bể vỏ cần phun Basfoliar Compi Stipp.

Đầu tháng 8, giai đoạn trái 95 ngày tuổi lúc này trái chuẩn bị, đang vào cơm bón Nitrophoska Perfect hoặc Novatec Premium. Chú ý phòng ngừa bệnh xì mũ thối thân, nấm trái. Giữa tháng 9, ở giai đoạn trái đã vào làm cơm, để giúp lên cơm đẹp, vỏ mỏng bón Nitrphoka Perfect hoặc Novatec Premium + Fruit Ace theo tỉ lệ 80:20.

Ngoài ra giúp trái xanh, đẹp, tròn… mỗi lần phun qua nên kết hợp Fetrlion Combi. Nếu cây sầu riêng 5 - 6 tuổi 1 lần bón từ 1 - 1,5kg/cây.  Cây 8 - 10 tuổi bón từ 2 - 3kg/cây. Trên 10 tuổi bón trên 3kg/cây. Đối với sầu riêng Ri6, chín hóa thời gian bón cũng giống như Dona nhưng thu trước 1 tháng.

Xem thêm
Ngành chăn nuôi vẫn canh cánh nỗi lo 'xuất khẩu'

HÀ NỘI Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn đang canh cánh việc chưa thể xuất khẩu được nhiều sản phẩm.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.