| Hotline: 0983.970.780

Quyết tâm hoàn thành gắn thiết bị giám sát hành trình tàu cá

Thứ Tư 31/03/2021 , 13:04 (GMT+7)

Tỉnh Kiên Giang quyết tâm lắp thiết bị theo quy định nhằm đảm bảo số lượng tàu cá còn hoạt động phải lắp thiết bị giám sát hành trình khi ra khơi.

Càng ít, càng khó:

Ông Nguyễn Văn Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Kiên Giang cho biết, qua rà soát đối với các tàu cá của tỉnh chưa lắp thiết bị giám sát hành trình, kết quả hiện chỉ còn 46 tàu cá trong tình trạng đang hoạt động buộc phải lắp thiết bị theo quy định. Số còn lại khoảng gần 290 tàu cá thuộc diện loại trừ không lắp thiết bị do hư hỏng, nằm bờ, ngân hàng quản lý hoặc đã sang bán đi tỉnh khác nhưng chưa làm thủ tục sang tên đổi chủ theo quy định…

Kiên Giang quyết tâm lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho 100% tàu cá theo quy định trước khi ra khơi. Ảnh: Trọng Linh.

Kiên Giang quyết tâm lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho 100% tàu cá theo quy định trước khi ra khơi. Ảnh: Trọng Linh.

Theo ông Tâm, Kiên Giang là một trong những tỉnh đi đầu trong việc thí điểm lắp thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá trước khi Luật Thủy sản có hiệu lực. Tính đến cuối tháng 2/2021, toàn tỉnh đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho 3.570/3.616 tàu cá (đã loại trừ các tàu cá thuộc diện xoá đăng ký) có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên của tỉnh thuộc diện phải lắp đặt thiết bị, đạt 99%. Trong đó, tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên là 603 tàu, còn lại là tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 m đến dưới 24 m.

Mặc dù lượng tàu còn lại chưa lắp thiết bị giám sát hành trình còn rất ít nhưng tiến độ rất chậm và gặp nhiều khó khăn. Có nhiều nguyên nhân, như: chủ tàu không đủ năng lực tài chính, do khai thác gặp khó khăn, nguồn lợi giảm, chủ tàu chưa muốn lắp đặt vì phải tốn chi phí cước vệ tinh hàng tháng…

Tăng cường các biện pháp

Ông Tâm cho biết, nhằm thực hiện quyết tâm hoàn thành 100% tàu cá của tỉnh còn hoạt động phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định, ngành thủy sản đã đề ra các biện pháp như sau: Gửi thông báo đến tất cả các chủ tàu yêu cầu phải có trách nhiệm triển khai sớm việc lắp thiết bị giám sát hành trình theo quy định. Nếu không thực hiện sẽ có biện pháp xử lý theo pháp luật. Phối hợp với chính quyền địa phương (nơi chủ tàu cá đăng ký) rà soát lại từng trường hợp cụ thể, nếu có vướng mắc gì để có giải pháp thực hiện.

Tham mưu cho Ban Chỉ đạo Chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) tỉnh yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, kiên quyết cấm tàu cá không có thiết bị giám sát hành trình theo quy định ra khơi hoạt động.

Kiên Giang là một trong những tỉnh có nghề khai thác hải sản khá phát triển. Tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 9.884 tàu cá. Kiên Giang cũng là tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng khai thác hải sản, với sản lượng chiếm khoảng trên 15% tổng sản lượng của cả nước và trên 40% sản lượng khai thác của vùng ĐBSCL.

Với việc gắn thiết bị giám sát hành trình, tàu cá hoạt động trên biển sẽ được giám sát chặt chẽ thông qua hệ thống giám sát bờ. Ảnh: Trọng Linh.

Với việc gắn thiết bị giám sát hành trình, tàu cá hoạt động trên biển sẽ được giám sát chặt chẽ thông qua hệ thống giám sát bờ. Ảnh: Trọng Linh.

Tuy nhiên, với sản lượng khai thác của tỉnh năm 2020 ước đạt trên 572 ngàn tấn, tăng 15,6% so với kế hoạch nhưng giảm 5% so với cùng kỳ năm 2019. Qua đó, cho thấy công suất bình quân trên 1 đơn vị tàu cá tăng nhưng sản lượng khai thác giảm chứng tỏ nguồn lợi hải sản đang suy giảm.

Để phục hồi nguồn lợi thủy sản, bằng cách hạn chế cường lực khai thác, Sở NN-PTNT đã đưa nội dung không phát triển tàu cá đến năm 2025 vào Quy định tiêu chí đặc thù về đóng mới, cải hoán và thuê, mua tàu cá trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ban hành đầu năm 2021. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương nâng cao năng lực quản lý đối với khối tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12m hoạt động đúng quy định về đăng ký, cấp phép tàu cá.

Qua kết quả thanh tra lần 2, Đoàn Thanh tra Ủy ban châu Âu (EC) đã khuyến nghị tỉnh Kiên Giang tập trung vào 4 nội dung: Tiếp tục tăng cường thực hiện khung pháp lý, nhất là về Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành. Quản lý, kiểm soát tốt tàu cá. Thực thi chế tài xử lý vi phạm hành chính. Đảm bảo truy xuất nguồn gốc thủy sản.

  • Tags:
Xem thêm
Nuôi nhuyễn thể có thể là mũi nhọn lớn thứ 3 sau tôm, cá tra

Người tiêu dùng trong nước và trên thế giới ngày càng nhận thấy nhuyễn thể hai mảnh vỏ là thực phẩm giàu protein, ít béo…, đặc biệt việc nuôi trồng bền vững với môi trường.

Nghiệp đoàn Nghề cá: Điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi

Từ nhu cầu thực tiễn, Nghiệp đoàn Nghề cá ra đời là nhu cầu cấp thiết và trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.

Bình luận mới nhất