| Hotline: 0983.970.780

Lắp thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá Kiên Giang: Trước nhanh, sau chậm!

Thứ Năm 23/04/2020 , 06:35 (GMT+7)

Kiên Giang vẫn chưa thể hoàn thành việc gắn thiết bị giám sát hành trình cho 100% tàu cá có chiều dài từ 15m, khi vẫn còn gần 700 tàu chưa lắp đặt.

Với đội tàu cả chục ngàn chiếc, Kiên Giang đang dẫn đầu về số tàu gắn thiết bị hành trình tàu cá, tuy nhiên hiện vẫn còn gần 700 tàu chưa lắp đặt thiết bị. Ảnh: Trọng Linh.

Với đội tàu cả chục ngàn chiếc, Kiên Giang đang dẫn đầu về số tàu gắn thiết bị hành trình tàu cá, tuy nhiên hiện vẫn còn gần 700 tàu chưa lắp đặt thiết bị. Ảnh: Trọng Linh.

Càng ít, càng... chậm

Ông Nguyễn Văn Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Kiên Giang cho biết, tính đến đầu năm 2020, đơn vị đã cấp giấy phép khai thác thủy sản cho 3.710 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên.

Trong đó, tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 đến dưới 24m làm nghề lưới kéo là 2.236 tàu. Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 đến dưới 24m làm các nghề khác là 876 tàu. Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24m trở lên là 598 tàu. 

Đây là nhóm tàu theo quy định bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) mới được vươn khơi đánh bắt.

Hơn nữa, việc gắn VMS trên tàu cá cũng là thực hiện một trong những khuyến nghị của đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) nhằm chống khai thác bắt hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (khai thác IUU).

Đây cũng là điều kiện để các chủ tàu thực hiện nhật ký khai thác, làm căn cứ để xác nhận nguồn gốc nguyên liệu hợp pháp phục các nhà máy vụ chế biến xuất khẩu.

Vì vậy, cần phải làm tốt việc này để EC xem xét, tiến tới gỡ bỏ “cảnh báo thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam.

Tuy nhiên, theo ông Tâm, tính đến ngày 26/3, toàn tỉnh Kiên Giang đã gắn VMS cho 3.288/3.987 tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên của tỉnh, mới đạt 82,5% so với tổng số tàu cá thuộc diện bắt buộc phải lắp đặt.

Trong đó, tàu cá có chiều dài lớn nhất từ từ 24m trở lên là 574/620 tàu, đạt 92,6%. Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15-24m là 2.714/3.367 tàu, đạt 80,6%, gồm 1.901 tàu cá làm nghề lưới kéo và tàu cá làm các nghề khác là 813 tàu.

Lược lượng biên phòng Kiên Giang kiểm tra hồ sơ tàu cá trước khi xuất bến tại bến từ cảng cá Tắc Cậu. Ảnh: Trọng Linh.

Lược lượng biên phòng Kiên Giang kiểm tra hồ sơ tàu cá trước khi xuất bến tại bến từ cảng cá Tắc Cậu. Ảnh: Trọng Linh.

“Qua rà soát, thống kê, tính đến ngày 26/3, toàn tỉnh Kiên Giang còn 699 tàu cá chưa lắp đặt VMS. Trong đó, tàu cá có chiều dài lớn nhất từ từ 24m trở lên là 46 tàu, tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15-24m là 653 tàu, gồm tàu cá làm nghề lưới kéo là 403 tàu và tàu cá làm các nghề khác là 250 tàu”, ông Tâm cho biết. 

Hiện nay, Kiên Giang là một trong những tỉnh đi đầu trong công tác tổ chức triển khai, cũng như có số lượng tàu cá gắn VMS nhiều nhất trên cả nước, với gần 3.300 tàu.

Tuy nhiên, việc chưa thể lắp đặt cho 100% số tàu thuộc diện bắt buộc đã gây khó khăn trong công tác quản lý, giám sát tàu cá hạt động trên biển. Điều nay làm cho việc chống khai thác IUU khó đạt hiệu quả như mong muốn.

Ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết: “Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng ngàn tàu cá của Kiên Giang đã được lắp đặt VMS đó là sự nỗ lực rất lớn.

Cùng với sự tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện của ngành chức năng là sự tích cực, hợp tác của đại đa số các chủ tàu.

Tuy nhiên, càng về sau số lượng tàu còn lại còn càng ít thì việc lắp đặt VMS cho tàu cá càng chậm, khó khăn”.

Chưa thể giảm giá cước vệ tinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ này. Nhưng theo lý giải của một số chủ tàu thì thời gian qua tàu cá hoạt động không hiệu quả do ngư trường cạn kiệt.

Hơn nữa, giá cả các mặt hàng hải sản bấp bênh, thập chí một số mặt hàng “đóng băng” do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, khiến việc xuất khẩu bị đình trệ.

Vì vậy, không ít tàu cá đi đánh bắt bị thua lỗ, buộc phải nằm bờ nhiều tháng liền. Do chưa có ý định cho tàu vươn khơi trở lại nên chủ tàu chưa lắp đặt VMS. Vì vừa phải tốn cả chục triệu đầu tư cho mỗi tàu vừa phải đóng cước duy trì kết nối vệ tinh hàng tháng cho nhà mạng.

Có một thực tế nữa là thời gian qua có nhiều tàu cá của Kiên Giang có gắn VMS nhưng bị mất kết nối với hệ thống giám sát trạm bờ.

Theo thống kê của ngành chức năng, ngày cao điểm có hơn 1.000 thiết bị VMS bị mất kết nối với hệ thống giám sát tàu cá, trong đó có khoảng 75% là do các đơn vị cung cấp thiết bị ngắt kết nối với hệ thống. Nguyên nhân, do chủ tàu không hoặc chưa thực hiện đóng phí sử dụng dịch vụ viễn thông di động vệ tinh theo hợp đồng đã ký kết.

Ông Quảng Trọng Thao cho biết, tỉnh đã có văn bản gửi các nhà cung cấp thiết bị VMS, dịch vụ kết nối vệ tinh tàu cá, gồm: Viettel (Kiên Giang, Vũng Tàu), Trung tâm kinh doanh - VNPT Kiên Giang, Cty TNHH Zunibal Việt Nam, Cty TNHH Phát triển Công nghệ Điện tử Bình An, Cty TNHH MTV Thông tin Điện tử Hàng hải Việt Nam (Vishipel), đề nghị hỗ trợ một phần chi phí cước vệ tinh cho các chủ tàu, nhằm đảm bảo liên lạc thông suốt.

Nhiều tàu Cá Kiên Giang đang phải nằn bờ, do khai thác không hiệu quả nên chủ tàu chưa gắn thiết bị giám sát hành trình. Ảnh: Trọng Linh.

Nhiều tàu Cá Kiên Giang đang phải nằn bờ, do khai thác không hiệu quả nên chủ tàu chưa gắn thiết bị giám sát hành trình. Ảnh: Trọng Linh.

Đây là hành động nhằm chia sẻ với những khó khăn mà các chủ tàu cá nói riêng và ngành thủy sản nói chung đang đối mặt trong giai đoạn hiện nay.

Thời gian đề xuất hỗ trợ là khoảng 2 năm, từ 2020-2021. Qua đó, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tàu cá mất kết nối với hệ thống giám sát trạm bờ, góp phần cùng cả nước chống khai thác IUU hiệu quả. Từ đó, được EC xem xét, gỡ bỏ “cảnh báo thẻ vàng” đối với thủy sản Việt Nam.

“Tuy nhiên, đã nhiều ngày trôi qua nhưng đến nay vẫn chưa có đơn vị nào có công văn phúc đáp là có giảm giá cước vệ tinh cho tàu cá hay không. Do đó, giá cước vệ tinh chưa thể giảm theo đề nghị”, ông Thao cho biết.

Triển khai ngay 6 kiến nghị của EC về chống khai thác IUU

Ông Phạm Vũ Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tỉnh Kiên Giang cho biết, trong năm 2019, tỉnh đã triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách của Thủ tướng Chính phủ, của UBND tỉnh nhằm khắc phục “cảnh báo thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác IUU, đã được Đoàn Thanh tra của EC ghi nhận, đánh giá cao.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Đoàn Thanh tra, vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục triển khai thực hiện. Cụ thể, Đoàn đã nêu 6 kiến nghị cần phải triển khai trong thời gian tới:

1) Phải hoàn thiện việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá đối với nhóm tàu từ 24m trở lên, kể cả những tàu chiều dài nhỏ hơn theo quy định phải lắp đặt.

2) xây dựng hoàn thiện quy trình xử lý tàu cá vi phạm phát hiện qua hệ thống giám sát đối với tàu mất kết nối trên biển, tàu vi phạm vùng biển nước ngoài…

3) Cần triển khai việc cấp giấy phép khai thác thủy sản đúng quy định.

4) Tăng cường thực thi pháp luật trên biển, tiến hành áp dụng chế tài xử phạt vi phạm hành chính theo quy định mới. Đặc biệt đối với hành vi đưa tàu đi khai thác trái phép tại vùng biển nước ngoài.

5) Cần làm rõ các tàu nằm trong danh sách IUU nhưng còn phải điều tra, xác minh thì đã xem là tàu vi phạm khai thác IUU hay chưa? Đồng thời, nên có quy trình điều tra, xử lý nhanh chóng hơn đối với các tàu khai thác IUU.

6) Kiến nghị cơ quan Trung ương bổ sung quy định: Doanh nghiệp thu mua nguyên liệu thủy sản từ chủ tàu hay nậu vựa phải có biên lai hoặc hóa đơn thanh toán chứng minh đã có mua nguyên liệu.

Phúc Nghi

Xem thêm
Nuôi nhuyễn thể có thể là mũi nhọn lớn thứ 3 sau tôm, cá tra

Người tiêu dùng trong nước và trên thế giới ngày càng nhận thấy nhuyễn thể hai mảnh vỏ là thực phẩm giàu protein, ít béo…, đặc biệt việc nuôi trồng bền vững với môi trường.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Cứu ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ rơi xuống biển

Quảng Trị Ngư dân huyện đảo Cồn Cỏ đi hái rau mứt không may trượt chân, rơi xuống biển đã được thuyền viên tàu cá Bình Định và tổ tự quản đưa lên bờ an toàn.

Bình luận mới nhất