| Hotline: 0983.970.780

Ngư dân Cà Mau tích cực lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá

Thứ Bảy 18/04/2020 , 17:54 (GMT+7)

Đến nay, tỉnh Cà Mau có 1.200/1.665 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đạt tỷ lệ 72%.

Hiện đa số tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Ảnh Trọng Linh.

Hiện đa số tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Ảnh Trọng Linh.

Tiềm năng lớn

Tỉnh Cà Mau có chiều dài bờ biển trên 254 km, chiếm 7,8% chiều dài bờ biển cả nước và có khoảng 87 cửa sông thông ra biển. Trong đó, có những cửa sông lớn như: Gành Hào, Bồ Đề, Ông Đốc, Ông Trang, Bảy Háp, Khánh Hội…tạo điều kiện cho tàu thuyền neo đậu, trú bão, phát triển kinh tế biển.

Biển Cà Mau có diện tích ngư trường khai thác rộng với khoảng 71.000km2, là một trong 04 ngư trường trọng điểm của cả nước có trữ lượng hải sản lớn, phong phú về chủng loại có giá trị và sản lượng lớn như tôm, mực, ghẹ hay các loài cá nổi… Vùng mặt nước ven biển còn nuôi các loài thủy sản như nghêu, sò huyết, hào, tôm nước mặn… có giá trị kinh tế cao.

Tuy nhiên, những năm gần đây, ngư trường Cà Mau đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, khi phải chịu nhiều sức ép do nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm do khai thác quá mức, nhận thức của một số ngư dân còn kém, vào vùng cấm, vùng hạn chế để đánh bắt thủy sản theo kiểu tận thu…

72% tàu cá được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình

Tỉnh Cà Mau có khoảng 4.925 phương tiện khai thác thủy sản, trong đó có 1.665 tàu có chiều dài 15m trở lên đánh bắt xa bờ. Sản lượng thủy sản hàng năm đạt trên 200.000 tấn. Những năm qua ngành khai thác thủy sản luôn được quan tâm, nên đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động ở các địa phương ven biển, thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh doanh và một số nghề dịch vụ hậu cần đi kèm khác, đã góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế chung của tỉnh Cà Mau.

45/52 tàu cá có chiều dài từ 24m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Ảnh Trọng Linh.

45/52 tàu cá có chiều dài từ 24m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Ảnh Trọng Linh.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành khai thác thủy sản tỉnh Cà Mau cũng đang đối mặt với nhiều sức ép trong việc quản lý tàu cá. Trong đó, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu nghề đánh bắt cá hiện đại; nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá, khoa học, công nghệ trong khai thác chưa tương xứng đúng tiềm năng; tình trạng khai thác vùng biển nước ngoài còn diễn ra…Nguyên nhân cũng chỉ về lợi ích kinh tế.

Đặc biệt, Ủy ban Châu Âu (EC) đã chính thức áp dụng “thẻ vàng” cảnh cáo đối với một số mặt hàng thủy sản khai thác của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Châu Âu và đưa ra các khuyến cáo về chống khai thác IUU.

Trước thực trạng trên Sở NN-PTNT Cà Mau đã yêu cầu Chi cục Thủy sản tiến hành tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau , mở các lớp tuyên truyền tại các xã, thị trấn, Đồn Biên phòng, phát thanh trên hệ thồng truyền thanh… Từ năm 2017 đến nay, đơn vị đã tiến hành tổ chức cho 221 lớp/11.362 lượt người tham dự, cấp phát hàng chục nghìn tờ rơi tuyên truyền, sổ nhật ký khai thác cho các chủ tàu và thuyền trưởng…

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết: Qua bước đầu triển khai vận động, tuyên truyền, đã đạt nhiều kết quả, trong đó, tình hình tàu cá và ngư dân khai thác ở vùng biển nước ngoài đã giảm cả về số vụ, lẫn số người vi phạm.

“Ngoài ra, bắt buộc tất cả các tàu cá dài từ 15m trở lên phải lắp thiết bị giám sát hành trình, đây được xem là giải pháp quan trọng để kiểm soát các phương tiện hoạt động trên biển nhằm giảm thiểu, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm đánh bắt trên vùng biển nước ngoài”, ông Bằng cho biết.

Tính từ tháng 1/2017 đến nay, có tổng cộng 52 trường hợp vi phạm khai thác vùng biển nước ngoài, Trong đó, năm 2017 có trường hợp với 20 tàu/110 thuyền viên (trong đó, Thái Lan bắt 18 tàu/100 thuyền viên và Malysia bắt 2 tàu/10 thuyền viên); Năm 2018 có 20 trường hợp với 20 tàu/116 thuyền viên (trong đó, Thái Lan bắt 19 tàu và Malaysia bắt 1 tàu); Đến năm 2019, có 12 trường hợp với 12 tàu/64 thuyền viên bị bắt giữ (trong đó Malaysia bắt 03/14 thuyền viên; Thái Lan bắt 08 tàu/46 thuyền viên; Philippines 01 tàu/4 thuyền viên) so với năm 2018 giảm 8 trường hợp/70 thuyền viên vi phạm .

Tính đến nay, tỉnh Cà Mau có 1.200/1665 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đạt tỷ lệ 72%. Trong đó, có 45/52 tàu cá có chiều dài từ 24m trở lên đã lắp thiết bị giám sát hành trình theo quy định tỷ lệ 86,5%.

Do các tàu cá và thuyền trưởng tàu cá không ghi hoặc ghi thiếu trung thực nhật ký khai thác dẫn đến sai sót số liệu khi đối chiếu trong khâu kiểm tra, gây khó khăn cho việc xác nhận nguồn gốc thủy sản, lưu trữ hồ sơ theo quy định của EC. Ảnh Trọng Linh.

Do các tàu cá và thuyền trưởng tàu cá không ghi hoặc ghi thiếu trung thực nhật ký khai thác dẫn đến sai sót số liệu khi đối chiếu trong khâu kiểm tra, gây khó khăn cho việc xác nhận nguồn gốc thủy sản, lưu trữ hồ sơ theo quy định của EC. Ảnh Trọng Linh.

Khó kiểm soát

Do địa hình của Cà Mau có nhiều cửa sông, đã tạo điều kiện hình thành nhiều bến cá tư nhân, sản phẩm khai thác lên các cảng cá chiếm tỷ lệ không lớn. Đa số các tàu cá thường bán cá ngoài biển cho tàu thu mua và vận chuyển vào bờ, sang trực tiếp trên sông qua các tàu nhỏ hoặc lên cá tại các bến cá tư nhân rồi tự sơ chế, phân loại mà không qua cảng cá, gây khó khăn trong việc kiểm soát.

Ông Bằng cho biết, đối với cảng cá chỉ định Sông Đốc, nằm đối diện (cách con sông) với một số doanh nghiệp, trong đó có Xí nghiệp Chế biến và Dịch vụ thủy sản Sông Đốc (chi nhánh của Tổng công ty CASES) hàng năm có lượng hàng xuất khẩu đi Châu Âu khá lớn, thông thường mua sản phẩm từ các tàu cá rồi trực tiếp nhập về cơ sở để chế biến. Nhưng bắt buộc tất cả tàu bốc hàng lên cảng để kiểm tra, chứng nhận rồi lại vận chuyển xuống tàu, sau đó nhập lại cơ sở để chế biến thì bất cập, lãng phí và mất thời gian cho doanh nghiệp

“Trong khi đó, theo khuyến nghị của EC thì việc thu và nộp nhật ký khai thác cho cảng cá phải được thực hiện chung cho tất cả các tàu cá. Tuy nhiên hiện công tác này chỉ thực hiện đối với các tàu có hàng thủy sản khai thác xác nhận đi thị trường Châu Âu và thị trường khác có yêu cầu”, ông Bằng nêu.

Bên cạnh đó, đa số các tàu cá và thuyền trưởng tàu cá không ghi hoặc ghi thiếu trung thực nhật ký khai thác dẫn đến sai sót số liệu khi đối chiếu trong khâu kiểm tra, gây khó khăn cho việc xác nhận nguồn gốc thủy sản, lưu trữ hồ sơ theo quy định của EC.

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.