| Hotline: 0983.970.780

Rau công nghệ cao vào mùa Tết

Thứ Ba 04/01/2022 , 11:28 (GMT+7)

Những ngày cuối năm, không khí sản xuất trên cánh đồng rau an toàn ở huyện Củ Chi (TP.HCM) càng thêm hối hả. Người dân đang tập trung nguồn rau cho thị trường Tết…

"Trồng khổ qua, đã... qua khổ rồi!"

Những ngày cuối năm, chúng tôi tìm đến cánh đồng rau an toàn ở huyện Củ Chi (TP.HCM), một trong những địa bàn có truyền thống về trồng rau màu cung cấp cho các chợ đầu mối nông sản và các hệ thống chợ bán lẻ.

Cánh đồng rau an toàn ở huyện Củ Chi bắt đầu vào mùa Tết. Ảnh: Minh Sáng.

Cánh đồng rau an toàn ở huyện Củ Chi bắt đầu vào mùa Tết. Ảnh: Minh Sáng.

Tại mô hình trồng dưa leo an toàn của Tổ sản xuất rau VietGAP Đoàn Kết (ấp Trung Lập Thạnh, xã Trung lập Thượng, huyện Củ Chi) đang thời điểm vào đợt thu hoạch, ông dân Tô Văn Thành, thành viên Tổ sản xuất hào hứng tâm sự: “Từ khi chúng tôi chuyển từ trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình trồng rau màu, cụ thể như trồng dưa leo theo quy trình an toàn như thế này đã giúp bà con thu hoạch đạt hiệu quả kinh tế cao gấp 4 đến 5 lần so với trồng lúa, đầu ra thì khỏi phải lo”.

Mô hình trồng dưa leo an toàn của Tổ sản xuất rau VietGAP Đoàn Kết được cán bộ kỹ thuật của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam hỗ trợ quy trình sản xuất, mang lại hiệu quả cao cho nông dân. Ảnh: Minh Sáng.
Mô hình trồng dưa leo an toàn của Tổ sản xuất rau VietGAP Đoàn Kết được cán bộ kỹ thuật của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam hỗ trợ quy trình sản xuất, mang lại hiệu quả cao cho nông dân. Ảnh: Minh Sáng.

Mô hình trồng dưa leo an toàn của Tổ sản xuất rau VietGAP Đoàn Kết được cán bộ kỹ thuật của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam hỗ trợ quy trình sản xuất, mang lại hiệu quả cao cho nông dân. Ảnh: Minh Sáng.

Gia đình ông Thành trước kia trồng 3.000 m2 lúa nhưng thu hoạch chẳng được bao nhiêu, có khi còn lỗ công chăm bón nên ông theo Tổ hợp tác chuyển đổi sang trồng rau an toàn. Hiện Tổ sản xuất rau VietGAP Đoàn Kết có 30 hộ thành viên đều chuyển đổi tập trung trồng dưa leo, bầu, bí mướp, khổ qua… cung cấp các sản phẩm hàng ngày cho thị trường Thành phố. Các hộ dân tự nguyện liên kết, tập trung chuyển đổi đất lúa sang trồng rau để có số lượng lớn cung cấp đủ theo nhu cầu của các đơn vị thu mua đưa vào hệ thống siêu thị CoopMart.

Với mô hình trồng dưa leo an toàn (1.000 m2), cứ sau 2 tháng sẽ thu được khoảng 40 triệu đồng, sau khi trừ hết chi phí còn lãi khoảng 30 triệu đồng. “Chúng tôi bây giờ chỉ lo tập trung sản xuất theo đúng quy trình nhằm đạt chất lượng rau, củ an toàn, sạch ngon nhất cung cấp cho thị trường, còn về kỹ thuật và đầu ra sản phẩm đã được Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Nông nghiệp (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) hỗ trợ. Cụ thể, từ vật tư, hạt giống và tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc; đồng thời còn giới thiệu các đơn vị tới thu mua sản phẩm rau cho bà con nên rất khoẻ”, ông Thành phần khởi nói.

Theo ông Thành, ngoài thu hoạch hàng ngày, Tổ đang tiếp tục xuống giống rau gối đầu nhằm kịp thu hoạch cho thị trường Tết. Dự kiến trong dịp Tết năm nay Tổ sẽ cung cấp ra thị trường cả chục tấn rau, củ các loại như: dưa leo, khổ qua, bầu, bí, mướp…

Cánh đồng trồng khổ qua an toàn của người dân ấp Đồng Lớn, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi. Ảnh: Minh Sáng.

Cánh đồng trồng khổ qua an toàn của người dân ấp Đồng Lớn, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi. Ảnh: Minh Sáng.

Tương tự, trên cánh đồng trồng khổ qua an toàn của người dân ấp Đồng Lớn, xã Trung Lập Thượng, những ngày này bà con nông dân cũng đang bước vào thu hoạch cung cấp cho các vựa rau lớn. Anh Lê Thanh Xuyên, chủ mô hình khổ qua an toàn ở đây hào hứng khoe: “Trước kia trồng lúa và đậu phộng trên đất này kém năng suất và hiệu quả kinh tế không cao, nay chuyển sang trồng “món” này vừa ngắn ngày, thu hoạch nhanh, lại cho lời hơn lúa rất nhiều. Chúng tôi bây giờ nhờ trồng khổ qua đã…qua khổ rồi, gia đình nào cũng thu nhập khá từ rau màu, ai cũng phấn khởi”.

Theo anh Xuyên, hiện bà con được Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Nông nghiệp (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) hỗ trợ kỹ thuật trồng rau màu theo mô hình VietGAP đạt năng suất rất vượt trội và thu hoạch quanh năm. Đầu ra sản phẩm cũng khỏi lo, thu hoạch đến đâu là có đơn vị, HTX đến thu mua hết đến đó.

Mô hình trồng rau trong nhà màng, nhà lưới ở xã Vĩnh An, huyện Củ Chi đang triển khai trồng rau an toàn cung cấp cho thị trường Tết. Ảnh: Minh Sáng.
Mô hình trồng rau trong nhà màng, nhà lưới ở xã Vĩnh An, huyện Củ Chi đang triển khai trồng rau an toàn cung cấp cho thị trường Tết. Ảnh: Minh Sáng.

Mô hình trồng rau trong nhà màng, nhà lưới ở xã Vĩnh An, huyện Củ Chi đang triển khai trồng rau an toàn cung cấp cho thị trường Tết. Ảnh: Minh Sáng.

Ghé thăm mô hình trồng rau trong nhà màng, nhà lưới ở xã Vĩnh An, huyện Củ Chi, nông Trần Văn Sỹ, xã viên HTX Hải Nông cho biết, hiện gia đình ông đang trồng 7000 m2 rau, gồm cải ngọt, cải xanh, cải thìa, rau dền và rau muống theo quy trình an toàn và chủ yếu cung ứng cho các hệ thống siêu thị. “Trước kia gia đình tôi trồng rau rất khó khăn, có khi rau trồng chỉ đạt khoảng 40-50% cho thu hoạch. Tuy nhiên, khi tôi được tham gia vào các lớp tập huấn kỹ thuật do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam triển khai thì mô hình rau rất đạt và đầu ra tương đối ổn định”.  

Theo ông Sỹ, từ khi học được kỹ thuật trồng rau an toàn thì gia đình ông cũng quyết định đầu tư khoảng 180 triệu đồng để xây dựng nhà màng, nhà lưới và lắp đặt hệ thống pec phun nhỏ giọt để trồng rau đạt chất lượng cao mang lại hiệu quả hơn.   

Nhân rộng mô hình rau màu an toàn trên đất lúa

Theo chân đoàn cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Nông nghiệp (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) đến khảo sát các mô hình trồng rau màu an toàn trên địa bàn huyện Củ Chi, chúng tôi cảm nhận không khí sản xuất của bà con nông dân đang rất hối hả, chuẩn bị kịp nguồn hàng cho mùa Tết đang tới gần.

 Dự án triển khai hỗ trợ cho nông dân trồng rau theo quy trình, gặp nhiều thuận lợi khi hệ thống thuỷ nông nội đồng được đầu tư khép kín trên địa bàn huyện Củ Chi. Ảnh: Minh Sáng.
 Dự án triển khai hỗ trợ cho nông dân trồng rau theo quy trình, gặp nhiều thuận lợi khi hệ thống thuỷ nông nội đồng được đầu tư khép kín trên địa bàn huyện Củ Chi. Ảnh: Minh Sáng.

 Dự án triển khai hỗ trợ cho nông dân trồng rau theo quy trình, gặp nhiều thuận lợi khi hệ thống thuỷ nông nội đồng được đầu tư khép kín trên địa bàn huyện Củ Chi. Ảnh: Minh Sáng.

Thạc sĩ Mai Bá Nghĩa, cán bộ kỹ thuật của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam cầm những trái khổ qua tươi vừa hái trên vườn chia sẻ: “Đây thực sự là những mô hình rau ăn lá và rau ăn quả an toàn, được bà con nông dân trong mô hình tuân thủ hết sức nghiêm ngặt theo đúng quy trình do chúng tôi hỗ trợ tập huấn, chuyển giao. Do vậy, sản phẩm thu hoạch như trái khổ qua này luôn được thị trường ưa chuộng và tiêu thụ với giá ổn định. Dự kiến Tết năm nay bà con trong các Tổ hợp tác sẽ ăn Tết sớm vì các mặt hàng rau củ an toàn sau mùa dịch Covid -19 bán rất chạy”.      

Theo thạc sĩ Nghĩa, tại các mô hình trồng dưa leo và khổ qua, bà con đã áp dụng kỹ thuật đạt kết quả rất khả quan, năng suất tăng từ 10 -15%, thậm chí có nơi tăng 20% so với trước khi bà con chưa áp dụng kỹ thuật. Đặc biệt, bà con đã tiếp thu và thay đổi được tư duy sản xuất rau an toàn, tuân thủ theo đúng kỹ thuật hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh nên giúp cho rau màu phát triển tốt, đạt năng suất cao và sạch bệnh, đáp ứng tốt cho thị trường mùa Tết.

Niềm vui của người dân khi đến đợt thu hoạch rau an toàn có được đầu ra ổn định, giá cao. Ảnh: Minh Sáng.
Niềm vui của người dân khi đến đợt thu hoạch rau an toàn có được đầu ra ổn định, giá cao. Ảnh: Minh Sáng.

Niềm vui của người dân khi đến đợt thu hoạch rau an toàn có được đầu ra ổn định, giá cao. Ảnh: Minh Sáng.

Trao đổi với NNVN, ông Ngô Xuân Chinh, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Tiến bộ Kỹ thuật Nông nghiệp (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) cho biết: “Hiện nay, chúng tôi đang tập trung thực hiện dự án xây dựng các mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn áp dụng công nghệ cao cho TP.HCM và một số tỉnh phía Nam theo hướng bền vững; đồng thời tích cực chuyển giao kỹ thuật hỗ trợ cho bà con từ khâu giống, sản xuất đến tiêu thụ ổn định. Từ chương trình dự án, bà con nông dân đăng ký tham gia rất nhiệt tình, do đó trong chương trình đã xây dựng được các mô hình rau ăn lá và rau ăn quả rất có triển vọng và đang được nhân rộng trong thời gian qua”.

Theo ông Chinh, tại địa bàn huyện Củ Chi, dự án triển khai hỗ trợ bà con nông dân trên các loại cây rau màu như: cải xanh, cải cúc, mồng tơi, dưa leo, khổ qua… Dự án triển khai, kết hợp với cán bộ địa phương để chọn điểm, chọn hộ nông dân tham gia vào mô hình khá thuận lợi vì hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu nội đồng đã được khép kín. Đây đều là những điểm và người dân gặp nhiều khó khăn trong canh tác cũng như tiêu thụ đầu ra trên địa bàn. Do vậy, khi xây dựng mô hình, hỗ trợ kỹ thuật từ sản xuất đến đầu ra đã giúp bà con đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với khi chưa vào mô hình.

Từ thực tế các mô hình chuyển đổi cây lúa sang mô hình trồng rau màu đem lại hiệu quả kinh tế cao vượt trội, chính quyền địa phương cũng khuyến khích bà con nông dân trong các HTX, Tổ hợp tác tiếp tục nhân rộng mô hình trong thời gian tới, nhằm chủ động tạo nguồn cung rau an toàn với số lượng lớn cho Thành phố và giúp bà con ổn định kinh tế.

"Thành phố đang tập trung tháo gỡ những khó khăn phát triển nông nghiệp, trước mắt chú trọng phát triển sản xuất các giống rau chất lượng cao nhằm nâng cao giá trị gia tăng và năng suất sản phẩm chủ lực. Hiện thành phố có hơn 3.500 ha rau, trong đó diện tích trồng rau ứng dụng công nghệ cao là 43,9ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Củ Chi, Bình Chánh và Hóc Môn. Năm 2021, ngành nông nghiệp Thành phố đạt chứng nhận VietGAP cho 76% diện tích trồng rau... Kinh tế nông nghiệp Thành phố đang dần chuyển dịch sang nông nghiệp đô thị, công nghệ cao", ông Đinh Minh Hiệp, Giám đốc Sở NN-PTNT TP.Hồ Chí Minh.

Xem thêm
Siêu thị, chợ đầu mối lo ngại giá thực phẩm Tết tăng cao vì kẹt xe

TP.HCM Theo một số doanh nghiệp, hệ thống phân phối tại TP.HCM, nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ Tết phong phú, nhưng lo ngại khó khăn trong khâu vận chuyển, dẫn đến... giá tăng cao.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Điện gió của T&T Group tại Lào sẽ được xuất khẩu về Việt Nam

Điện từ dự án điện gió Savan 1 của T&T Group tại Lào sẽ được bán cho Việt Nam, qua đó góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.