| Hotline: 0983.970.780

Rau quả, thủy sản chế biến cứu cánh cho xuất khẩu

Thứ Sáu 06/03/2020 , 08:52 (GMT+7)

Xuất khẩu các mặt hàng rau quả, thủy sản chế biến tăng trưởng mạnh đầu năm 2020 đã cứu cánh cho các mặt hàng tươi sống bị tụt giảm mạnh do dịch Covid 19.

Nhiều mặt hàng trái cây chế biến tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2020. Ảnh: TL.

Nhiều mặt hàng trái cây chế biến tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2020. Ảnh: TL.

Nhiều loại rau quả chế biến xuất khẩu tăng mạnh

Theo công bố mới nhất của Bộ Công thương: Ước tính, xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 2/2020 đạt 200 triệu USD, giảm 28,8% so với tháng 1/2020 và giảm 12,6% so với cùng kỳ năm 2019. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 2/2020, xuất khẩu hàng rau quả ước đạt 481 triệu USD, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu giảm và tiếp tục lan rộng sang các thị trường khác, xuất khẩu hàng rau quả tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là các mặt hàng rau quả tươi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh đã kéo theo đà tụt giảm của mặt hàng rau quả xuất khẩu.

Cụ thể trong tháng 1/2020, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam đã giảm tới 24,6% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó một số sản phẩm trái cây xuất khẩu giảm mạnh (chủ yếu do ngưng trệ xuất khẩu sang Trung Quốc) như thanh long (giảm 14,5%); dưa hấu (giảm 35,5%); sầu riêng (giảm 30%); các loại trái cây khác giảm 42%... Bên cạnh đó, một số mặt hàng trái cây vẫn duy trì được tăng trưởng trong tháng 1/2020 như chanh leo (tăng 5,7%); mít (tăng 8,3%); chuối (tăng 46,5%); dừa (tăng 95%)...

Tuy vậy, ngoài việc mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chủ trương đẩy mạnh tiếp cận thị trường nội địa, nâng chất lượng sản phẩm, nhất là đầu tư vào chuỗi chế biến đã mang lại sự vững chắc cho ngành.

Cụ thể, tình hình xuất khẩu một số sản phẩm rau quả chế biến trong tháng 1/2020 đã tăng mạnh, nhất là mặt hàng trái cây chế biến (tăng tới 110,5%); dứa chế biến (tăng 27,4%); cà tím chế biến (tăng 72%); khoai lang chế biến (tăng 9,3%); cà rốt chế biến (tăng trên 39%); gừng chế biến (tăng 113%)...

Bộ Công thương nhận định trong bối cảnh dịch Covid 19 vẫn còn diễn biến phức tạp, các sản phẩm chế biến (đồ hộp, đông lạnh, cô đặc, sấy) dự kiến sẽ tiếp tục được tiêu thụ mạnh trong thời gian tới do tiện lợi trong vận chuyển và tiêu dùng, nhất là tại các thị trường có lợi thế và đang ảnh hưởng bởi dịch Covid 19 như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU...

Kim ngạch xuất khẩu nhiều loại rau quả chế biến tăng mạnh trong tháng 1/2020. Đồ họa: Lê Bền. Nguồn: Bộ Công thương.

Kim ngạch xuất khẩu nhiều loại rau quả chế biến tăng mạnh trong tháng 1/2020. Đồ họa: Lê Bền. Nguồn: Bộ Công thương.

Thủy sản đông lạnh, đóng hộp hút hàng

Theo Bộ Công thương, 2 tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến ngành thủy sản Trung Quốc.

Các nhà hàng thủy sản tại Trung Quốc gặp sức ép do lượng thực khách giảm mạnh, phải giảm giá để giải phóng kho dự trữ thực phẩm. Một số công ty thủy sản Trung Quốc đang quyên góp thủy sản cho các khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Các sản phẩm thủy sản đông lạnh, đóng hộp tăng mạnh về kim ngạch xuất khẩu.

Các sản phẩm thủy sản đông lạnh, đóng hộp tăng mạnh về kim ngạch xuất khẩu.

Nhiều nhà chế biến thủy sản tại tỉnh Hồ Bắc gặp khó khăn do thiếu lao động. Haixin Foods Co., một nhà chế biến và phân phối thủy sản chế biến đông lạnh lớn, đã hoạt động trở lại bình thường tại nhà máy Phúc Châu, nhưng ba công ty con khác, bao gồm 1 nhà máy tại cảng khai thác thủy sản chính của Chu San ở tỉnh Chiết Giang, đang gặp khó khăn trong việc đưa công nhân trở lại làm việc.

Theo Haixin Foods, nhu cầu mua hàng trực tuyến các sản phẩm viên cá và các suất ăn liền trong đợt dịch Covid 19 đang tăng mạnh.

Tháng 2/2020, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc cũng đã chịu tác động mạnh do dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc. Mặc dù vậy từ tuần cuối tháng 2/2020 đến nay, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đã có dấu hiệu phục hồi (dù tốc độ vẫn còn chậm).

Theo ước tính, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tháng 2/2020 đạt khoảng 102,4 nghìn tấn, trị giá 420 triệu USD, tăng 14,89% về lượng và 13,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Dịch Covid-19 đang lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường xuất khẩu thủy sản lớn của Việt Nam như: Hàn Quốc, Ý… sẽ có những tác động nhất định đến triển vọng xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới.

Dự báo, xu hướng tiêu dùng và nhập thủy sản tại những thị trường chịu tác động của dịch Covid sẽ có những thay đổi. Theo đó, nhập khẩu thủy sản đông lạnh, tiện dụng, dễ chế biến tại nhà sẽ cao hơn thủy sản tươi sống, những sản phẩm thủy sản đóng hộp cũng sẽ được ưa chuộng.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm