| Hotline: 0983.970.780

Rau sạch Tám Khỏe

Thứ Năm 28/03/2019 , 08:42 (GMT+7)

Từ một đạo diễn truyền hình, Phạm Công Chính chuyển hướng sang làm nông nghiệp sạch với thương hiệu “Rau sạch Tám Khỏe”. Cơ sở mỗi ngày cung cấp ra thị trường gần 1 tấn sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP từ trang trại tại quận 9 (TP.HCM) và 21 trang trại “vệ tinh” khắp các tỉnh, thành.

Nghệ sĩ mê rau sạch

Chẳng ai nghĩ một ông đạo diễn lại có thể tỉ mỉ đến từng chi tiết khi nói đến nông nghiệp như thế. Đã từng được thưởng thức rau của anh, khiến tôi cũng phải tò mò đi tìm hiểu về thương hiệu Tám Khỏe – một trong những thương hiệu được giới nghệ sĩ cũng như người tiêu dùng TP.HCM ưa thích.

15-30-22_hinh_1
Hạt giống được ươm trên giá thể

Năm 2015, khi đang làm đạo diễn cho một chương trình về sức khỏe của HTV, đạo diễn Phạm Công Chính đã nhen nhóm ý tưởng phải làm nông nghiệp sạch. “Khi ấy, ngồi trong phòng thu hình, nghe các bạn nghệ sĩ chia sẻ về những lo lắng của họ về hiện trạng thực phẩm bẩn, thế là tôi quyết tâm tìm hiểu và học hỏi để có thể đem đến những thực phẩm sạch cho chính những người bạn của mình”, anh Chính chia sẻ.

Từ một người không biết gì về trồng trọt, chăn nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu… anh Chính mày mò tìm hiểu trên youtube và hiện thực hóa trang trại nông nghiệp sạch của mình bằng trang trại đầu tiên rộng 1.000m2 tại Bình Chánh và thương hiệu Rau sạch Tám Khỏe ra đời từ đó.

Anh áp dụng những công nghệ của Hà Lan trong việc tự động hóa chăm sóc rau theo mô hình Aquaponics, Organic, sau đó chuyển giao công nghệ cho các hộ nông dân. Từ năm 2016 đến nay, Tám Khỏe đã có 21 trang trại “vệ tinh” ở Trị An (Đồng Nai), Bình Phước, Măng Đen (Kon Tum), Bến Tre… và 2 trang trại tại Long Phước và Tam Đa (quận 9, TP.HCM). Các trang trại này sẽ phải đảm bảo đúng quy trình chăm sóc, thu hoạch nông sản theo đúng tiêu chuẩn VietGap và đảm bảo VSATTP, cũng như đảm bảo những yêu cầu nghiêm ngặt về quá trình canh tác, không thuốc BVTV…

15-30-22_hinh_2
Những luống rau xà lách bitavi được trồng trong những khuôn gỗ tại trang trại ở quận 9 nhìn như những bông hoa

Đến trang trại rộng 30.000m2 tại Long Phước, quận 9 (TP.HCM), ấn tượng là những cây rau xà lách batavi đỏ, batavi xanh nhìn như những bông hoa đang khoe sắc nở. Tám Khỏe tập trung vào các loại sản phẩm rau sạch có thể xay hoặc ép nước uống để bảo vệ sức khỏe như Kale (cải xoăn baby), Rocket lá nhỏ, cải cầu vồng, cải bó xôi, cải ngọt, cây thù lù dùng làm dược liệu, rau mùi, diếp cá, húng lủi, càng cua, rau muống, cà chua sữa vàng, cà chua chery đỏ, khổ qua rừng trái tròn, khổ qua ta, ớt chuông, cà rốt… Bên cạnh đó, Tám Khỏe còn phát triển thêm trái cây Việt mang đặc trưng của nhiều vùng miền trên cả nước.

“Để có những cây rau xanh mướt như chị thấy, tôi đã phải lựa chọn kỹ càng các nhà cung cấp giống của Hà Lan, Việt Nam và tuyệt đối không lựa chọn hạt giống GMO. Để rau hấp thu tốt chất dinh dưỡng, tôi dùng đất sạch trộn với xơ dừa, phân bò ủ mục, phân vi sinh, trùn quế và tuyệt đối không sử dụng phân bón hóa học và không dùng các loại thuốc trừ sâu. Nước tưới được lắng lọc để loại bỏ tạp chất. Việc phòng trừ sâu bệnh trong vườn rau, đã có hỗn hợp tỏi ớt ngâm rượu để tiêu diệt côn trùng, sâu bọ gây hại. Ngoài ra, tôi còn dùng một loại bẫy dính màu xanh, màu vàng để dính côn trùng, mỗi màu sẽ thu hút một con vật khác nhau, tuy nhiên giá thành hơi cao”, ông chủ Tám Khỏe nói.

Đưa rau sạch tới người tiêu dùng

Trước thực trạng thực phẩm bẩn còn tràn lan, số người Việt mắc ung thư ngày càng nhiều, Tám Khỏe quyết tâm đưa được thực phẩm sạch tới tận tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Tám Khỏe cũng đang phát triển farm của mình thành mô hình trang trại để nhiều người có thể đến tham quan và trải nghiệm.

15-30-22_hinh_3
Học sinh trường quốc tế tham quan mô hình Rau sạch Tám Khỏe tại Long Phước (Quận 9, TP.HCM)

Theo anh Chính, mô hình chuỗi trang trại rau hữu cơ đòi hỏi đầu tư nhiều vốn, tốn thời gian và công sức, phải đảm bảo đúng quy trình chất lượng, tuy nhiên thành quả đổi lại là sản phẩm của mình sẽ an toàn, đảm bảo chất lượng, không bị lẫn lộn với các sản phẩm khác khi đến tay từng người tiêu dùng.

“Tám Khỏe có hơn 3.000 khách hàng thân thiết thông qua hệ thống đặt hàng từ cửa hàng tại quận Tân Bình (TP.HCM) và tại trang web, fanpage, facebook, zalo rồi giao hàng đến từng khách hàng. Và cũng thường xuyên nhận với số lượng lớn đơn đặt hàng từ các nhà hàng khách sạn tại TP.HCM và các tỉnh, thậm chí có đơn đặt hàng từ Úc, Đài Loan. Tuy nhiên mục tiêu của tôi là muốn hoàn thiện sản phẩm của mình để trước tiên phục vụ được tất cả mọi người dân trên cả nước, sau đó mới hướng tới xuất khẩu”. Hiện mỗi ngày Tám Khỏe cung cấp ra thị trường gần 1 tấn rau củ quả các loại, được thu hoạch từ Farm tại quận 9 và các trang trại vệ tinh.

15-30-22_hinh_4
Sản phẩm rau thu hoạch của Tám Khỏe trưng bày tại cửa hàng

Năm 2019, anh Chính hướng tới hoàn thiện trang trại tại quận 9, viết app riêng cho Tám Khỏe cũng như xây dựng và phát triển chiến lược marketing bài bản nhằm tiếp cận thị trường rộng hơn và đưa những sản phẩm tốt nhất với giá thành hợp lý phục vụ người tiêu dùng.

“Tương lai, tôi mong muốn thay đổi được cách thức giao hàng làm sao tới tay người tiêu dùng nhanh nhất, đồng thời hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, đóng góp cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam ngày một tiến xa hơn”, anh Chính chia sẻ

 

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm