| Hotline: 0983.970.780

Rệp kim hại cây có múi

Thứ Sáu 18/09/2020 , 08:00 (GMT+7)

Rệp kim còn gọi là rệp tuyết thuộc bộ nửa cánh có lớp vỏ giáp bảo vệ được xem là dịch hại trên tất cả các loại cây có múi, trừ cây quýt.

Rệp kim (Citrus snow scale) tên khoa học Unaspis citri, Comstock (Hemiptera), họ Diaspididae gồm tới 2.400 loài rệp dính có lớp vỏ giáp bảo vệ. Rệp kim được xem là dịch hại trên tất cả các loại cây có múi, trừ cây quýt.

Phân bố: Rệp kim có nguồn gốc từ Châu Á, nhưng hiện nay được tìm thấy ở nhiều nước trồng cây có múi khắp thế giới.

Triệu chứng rệp kim hại cây có múi.

Triệu chứng rệp kim hại cây có múi.

Rệp kim lây lan trên nhiều cây có múi như chanh (Citrus aurantifolia), cam chua (Citrus aurantium); bưởi (Citrus maxima), cam Navel (Citrus sinensis).

Ở nhiều nơi khác trên thế giới, rệp kim lây nhiễm trên các ký chủ khác bao gồm thơm, mãng cầu, mít, ớt, quýt (mandarin), dừa, chuối, ổi… tuy nhiên gây hại chủ yếu trên cây có múi.    

 

Triệu chứng gây hại: 

Rệp kim chích hút nhựa trên thân, cành ở các cây già. Rệp kim có thể thấy cả trên lá, trái, nếu mật số quá dầy đặc. Triệu chứng ban đầu làm cây suy yếu và cho ít trái. Nếu mật số cao kéo dài, sự phát triển của vỏ cây bị ảnh hưởng và vỏ cây không thể phát triển bình thường, vỏ có thể trở nên nứt nẻ, già cỗi, chính vết nứt nẻ trên lớp vỏ có thể là cửa ngõ giúp các côn trùng đục thân hay các mầm bệnh xâm nhập, gây hại cây. Rệp kim phát triển mật số cao và gây hại vào mùa khô.

Phòng trừ: 

- Biện pháp sinh học: Dùng thiên địch ký sinh và ăn mồi như ong ký sinh Aphytis lingnanensis, bọ rùa Chilochorus circumdatus.

- Biện pháp canh tác: Do rệp kim luôn di động trong suốt vòng đời, nên điều cốt yếu trong việc phòng ngừa là hạn chế rệp phát tán. Rệp kim có thể phát tán bởi gió, công cụ làm vườn, con người, côn trùng thụ phấn, nông cơ cụ như dao cắt cành, máy rung trái, do vậy cần vệ sinh nông cơ cụ trước khi đi đến nơi trồng mới, và nông dân cần phải giũ sạch quần áo trước khi đi vào khu trồng mới.

Giống: Chưa ghi nhận giống kháng, tuy nhiên cành ghép phải sạch rệp, nếu có tỉa bỏ, phun thuốc sâu

Biện pháp hóa  học: Thăm đồng là yếu tố quan trọng trước khi quyết định dùng thuốc trừ sâu. Nếu rệp ít có thể dùng bàn chải cạo sạch, sau đó khoảng một tuần có thể làm lại lần nữa. Nếu rệp quá nhiều phải dùng thuốc trừ sâu, có thể tham khảo các thuốc dưới dây:

+ Thuốc gốc lưu huỳnh Sulox 80WP.

+ Phun dầu khoáng SK Enspray 99EC hay dung dịch tẩy rửa (xà phòng) do rệp được phủ lớp sáp bảo vệ, phun dầu khoáng hay dung dịch tẩy rửa sẽ làm tan lớp sáp, cơ thể rệp bị mất nước và chết. Có thể phun luân phiên dầu khoáng/xà phòng với thuốc gốc lưu huỳnh Sulox 80WP.

+ Hoặc có thể phun thuốc Sec Saigon 25EC, nên pha chung với dầu khoáng SK Enspray 99EC ( 50 ml/25 lít). Chú ý do rệp kim đóng nhiều lớp chồng lên nhau, có thể 7-8 lớp, nên cần phun nhiều lần, mỗi lần cách nhau 5 – 7 ngày, để diệt rệp kim nằm bên dưới.

Xem thêm
Lưu ý khi bón phân cho cây mía ở vùng đất phụ thuộc vào ‘nước trời’

Miền Trung và khu vực giáp ranh đã bắt đầu vào vụ mía mới 2023 - 2024, giá mía khởi sắc khiến bà con nơi đây thêm phần phấn khởi với loài cây lắm 'truân chuyên' này...

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Tập đoàn Hùng Nhơn có thêm thành viên thứ 16

Sau thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ sinh học Visakan, Hùng Nhơn Group chính thức có thêm thành viên thứ 16.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm