| Hotline: 0983.970.780

"Rốt đa" vụ tôm

Thứ Sáu 23/01/2015 , 09:10 (GMT+7)

Những ngày này về các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải (Trà Vinh) thấy bà con nông dân tất bật cải tạo ao tôm để chuẩn bị bước vào vụ thả nuôi trước Tết Nguyên đán.

Để trang bị thêm kiến thức và kinh nghiệm cần thiết cho người nuôi tôm ngay đầu vụ, ngày 18/1 vừa qua, Cty TNHH Công nghệ sinh học MEGA tổ chức hội thảo chuyên đề “Một số bệnh thường gặp trên tôm nuôi thương phẩm”. Hơn 200 nông dân đến tham dự và đặt ra nhiều câu hỏi với các nhà khoa học.

Ông Nguyễn Ngọc Thạnh, Giám đốc Cty TNHH MEGA - người có nhiều kinh nghiệm và nghiên cứu chuyên sâu về một số bệnh thường gặp ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng đã trình bày cho bà con nông dân biết về các bệnh: gan tụy cấp, phân trắng, ốp thân và cách phòng trị. Đây là những bệnh đã gây ra nhiều thiệt hại cho người nuôi tôm liên tiếp những năm vừa qua tại các tỉnh vùng ĐBSCL.

Anh Nguyễn Văn Bông ở ấp Bến Cát, xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang nuôi 3 ao tôm thẻ chân trắng (2.500 m2/ao) đã qua 5 vụ cho biết, nông dân đang chuẩn bị vào vụ thả nuôi mới. Lo ngại nhất là bệnh đốm trắng và đỏ thân. Dù mới vào nghề nuôi tôm kinh nghiệm chưa nhiều, nhưng mỗi vụ anh Bông cũng lời được 120 - 150 triệu đồng.

Anh Trần Trí Dũng ở ấp Rạch, xã Thuận Hòa, huyện Cầu Ngang nuôi 4 ao tôm thẻ chân trắng (3.000 m2/ao). Do mới nuôi vụ đầu tiên chưa có kinh nghiệm nên không có lời. Hiện tại, anh đang cải tạo ao để đầu tháng 2 tới thả tôm giống. Đợt này anh nuôi theo quy trình “Phòng ngừa EMS” - phòng bệnh gan tụy cấp trên tôm của Cty MEGA.

Không chỉ hỏi về bệnh tôm, nhiều người còn đặt ra các câu hỏi khác như: Nuôi cá rô phi (cá đực) kết hợp với tôm được không? Với câu hỏi này, cán bộ kỹ thuật của Cty MEGA cho biết, nuôi cá rô phi có tác dụng làm thoáng mặt đáy ao và tạo ra tảo.

Tuy nhiên, có những nơi còn nuôi cá trê, nó có ưu điểm hơn cá rô phi, nhưng nuôi với mật độ nào là vừa cần phải thận trọng và có thời gian nghiên cứu kỹ hơn.

Thực tế cho thấy, thời gian qua một số bà con nông dân ở các tỉnh Cà Mau, Trà Vinh và Long An nuôi tôm theo quy trình “Phòng ngừa EMS” của Cty MEGA đã gặt hái được thành công. Tại những điểm trình diễn, nhiều người đã trực tiếp đến tham khảo mô hình và tin tưởng áp dụng cho ao nuôi của mình.

Toàn huyện Cầu Ngang có hơn 10.520 hộ thả nuôi tôm trên diện tích 5.230 ha, trong đó tôm thẻ chân trắng chiếm 63%, tôm sú chiếm 36,92%. Phó Chủ tịch UBND huyện Cầu Ngang Nguyễn Đức Mậu cho rằng, để thực hiện thắng lợi vụ tôm năm 2015, cần rút ra những bài học kinh nghiệm và các giải pháp đồng bộ về thời vụ, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ môi trường trong năm 2014 vừa qua.

Ông Nguyễn Ngọc Thạnh, Giám đốc Cty TNHH Công nghệ sinh học MEGA cho biết: “Khi tôm bị nhiễm bệnh gan tụy cấp, giải pháp được khuyến cáo gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn tiêu diệt mầm bệnh và giai đoạn phục hồi, ngăn ngừa tái nhiễm”.

Để đảm bảo việc điều trị thành công, khi phát hiện tôm bị bệnh gan tụy cấp, ta cắt cử không cho ăn 2 - 3 ngày, tiến hành xử lý cải tạo môi trường đưa các chỉ tiêu lý hóa đạt yêu cầu: pH (7,8 - 8,2); kiềm (120 -160 mg/lít); NH3 (<0,14 mg/lít): NO2 (0,25 mg/lít); DO (oxy hòa tan) ban ngày > 6 mg/lít, ban đêm > 4 mg/lít; Mg2+ = 400 - 600 ppm; Ca2+ = 250 - 300 ppm; K+ = 150 - 200 ppm.

Để làm đúng theo quy trình, Cty MEGA đã cung cấp bảng hướng dẫn phác đồ điều trị và cử kỹ sư bám sát các ao nuôi. Các hướng dẫn chi tiết về phòng chống dịch bệnh cũng được cập nhật trên trang website www.megabiotech.vn của Cty để mọi người có thể tham khảo rõ ràng hơn.

Đặc biệt, để giúp bà con nuôi tôm giảm bớt thời gian gửi mẫu đi xét nghiệm, từ vụ này Cty MEGA mở phòng xét nghiệm bệnh tôm đặt tại đại lý Năm Đực (Địa chỉ: Khóm Minh Thuận A, thị trấn Cầu Ngang, huyện Cầu Ngang, Trà Vinh. ĐT: 0743.825462) để test nhanh các bệnh đốm trắng, gan tụy cấp (EMS), bệnh còi (MBV)… trên tôm giống và tôm đang trong quá trình thả nuôi.

Ưu điểm, là thời gian cho kết quả chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ thay vì phải mất 1 ngày gửi đi xét nghiệm như trước đây. Hy vọng, với sự chuẩn bị sẵn sàng ngay từ đầu vụ tôm mới 2015 người nuôi tôm ở Trà Vinh sẽ gặt hái được thắng lợi.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm