| Hotline: 0983.970.780

Rừng mất, voọc kêu cứu!

Thứ Sáu 26/02/2016 , 15:35 (GMT+7)

Hàng chục ha rừng nguyên sinh tại bán đảo Sơn Trà (TP Đà Nẵng) bị chặt phá và đốt, làm phá vỡ thảm thực vật tự nhiên, làm mất đi nơi cư trú của voọc chà vá chân nâu - loài vật ghi trong Sách đỏ Việt Nam.

Sự việc dường như qua mắt tất cả cơ quan chức năng và chỉ được đưa ra ánh sáng khi người dân phản ánh lên mạng xã hội Facebook.

Tết, lơ là quản lý!

Theo Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt xanh (Green Việt), nhiều diện tích rừng nước ta đã bị đốt và chặt phá dữ dội không khỏi xót xa.

Trong sáng 25/2, đoàn kiểm tra liên ngành của Đà Nẵng, gồm Sở NN-PTNT, Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm Sơn Trà và phường Thọ Quang đồng loạt triển khai đưa cán bộ lên bán đảo Sơn Trà kiểm tra thực trạng rừng bị chặt phá, mở đường theo thông tin người dân phản ánh mấy ngày qua trên mạng xã hội Facebook.

Ông Võ Đình Công, Chủ tịch UBND phường Thọ Quang cho biết, chủ khu rừng này tự ý phát dây leo, chặt phá rừng và dựng lán trại nhưng chưa xin phép kiểm lâm và chính quyền. Ông Bảy cho rằng, do thời điểm Tết Nguyên đán, cán bộ thiếu giám sát, quản lý nên đã xảy ra tình trạng này.

Chị Lê Thị Trang, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh, cho biết: Sự việc được Trung tâm phát hiện vào thời điểm trước Tết, tuy nhiên không biết đơn vị này có được thành phố cấp phép hay chưa; sau đó, Trung tâm âm thầm tìm hiểu thu thập thông tin, phải mất một thời gian dài mới đưa ra công luận. 

Rừng mất, voọc kêu cứu!

Bán đảo Sơn Trà có diện tích 4.439ha đất liền, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km về phía đông. Đây là bán đảo được xem là “viên ngọc quý” với bờ biển dài, uốn lượn cùng hệ động thực vật đa dạng.

Việc tàn phá rừng như vậy đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng khả năng sinh tồn và vùng sống của nhiều loại động thực vật tầm thấp, trong đó có khoảng 143 loại cây thuốc dược liệu, đa số là thân thảo và dây leo, làm mất đi thảm hệ thực vật sống trên mặt đất. Đặc biệt là loại voọc chà vá chân nâu, loại này được các tổ chức bảo tồn trên thế giới cũng như Sách đỏ Việt Nam xếp vào mức nguy cấp có khả năng tuyệt chủng.

17-00-58_nnvn-1
Nhiều mảng rừng nguyên sinh bị chết

Theo số liệu khảo sát nghiên cứu, theo dõi của Tổ chức bảo tồn Voọc chà vá quốc tế và theo các nghiên cứu được công bố mới nhất của nhiều chuyên gia trong nước cho thấy số linh trưởng ở bán đảo Sơn Trà chiếm đến 83% số lượng voọc trong thiên nhiên được biết đến trên thế giới.

Chị Trang cho biết, tại khu vực bị tàn phá hiện đang là nơi cư trú của 7 - 8 gia đình voọc chà vá chân nâu với khoảng 70 cá thể. Việc tàn phá như thế này, voọc bị mất nơi sinh sống và mất đi nguồn thức ăn.

Hiện giờ trung tâm chưa xác định được voọc đã tan tác đi hướng nào. Nếu việc phá rừng không được ngăn chặn kịp thời thì sẽ phá vỡ hệ thực vật tự nhiên, về lâu dài là nguy cơ mất đi một khu rừng già nguyên sinh với hệ động vật thực vật tự nhiên trong lòng thành phố Đà Nẵng.

“Đó là nguồn tài nguyên đa dạng sinh học quý giá của thành phố Đà Nẵng. Một khi nguồn tài nguyên mất đi thì không bao giờ lấy lại được.

Vì vậy, cần bảo tồn nhằm mang lại những giá trị lợi ích to lớn sau này cho sự phát triển của thành phố, đặc biệt các giá trị khoa học, giáo dục, lịch sử, nghệ thuật, nhân văn và kinh tế. Mong mỏi lớn nhất của chúng tôi là làm sao để khu rừng đó xanh trở lại. Nhanh chóng hoàn bồi, trồng cây bản địa nếu không khu vực đó sẽ thành khu đất chết”, chị Trang kiến nghị.

Xem thêm
Thường vụ Quốc hội đồng ý khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cò đã trắng trên miền cát mặn

Một bầy cò trắng tranh nhau dầm những đôi chân khẳng khiu trong hồ nước hiếm hoi giữa miền cát trắng. Nghe tiếng động, chúng nháo nhác bay lên, sải những đôi cánh trắng muốt...