| Hotline: 0983.970.780

Rừng xanh trên cát trắng

Thứ Năm 12/09/2013 , 10:16 (GMT+7)

Ông Nguyễn Quang Thụy, GĐ Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình nhấn mạnh, nhờ làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng nên đã hạn chế tối đa việc cát bay, cát lấp; môi trường sinh thái được cải thiện nhiều hơn.

Ông Nguyễn Quang Thụy, GĐ Ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Nam Quảng Bình nhấn mạnh, nhờ làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng nên đã hạn chế tối đa việc cát bay, cát lấp; môi trường sinh thái được cải thiện nhiều hơn.

Không có lâm tặc

Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong hệ thống rừng phòng hộ ven biển phía nam tỉnh Quảng Bình giao cho BQL trên 15.500 ha bao gồm toàn bộ diện tích vùng cát ven biển của 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ. Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp nằm ở giữa, xung quanh đều tiếp giáp, liền kề với khu vực dân cư đang sinh sống.

Có 10 tuyến đường giao thông liên xã theo hướng đông - tây đi ngang qua giữa rừng phòng hộ làm hệ thống rừng bị chia cắt, không liền vùng, liền khoảnh. Rừng trồng tập trung 2 loài cây chủ yếu là phi lao và keo. Đất cát khô cằn, nghèo dinh dưỡng. Công tác quản lý BVR, PCCCR hết sức khó khăn.

Bất cứ lúc nào, nơi nào người dân cũng có thể tác động xâm hại đến rừng. Một sơ suất nhỏ như đốt rác trong vườn nhà cũng có thể gây cháy rừng và ngược lại nếu xảy ra cháy rừng mà không kiểm soát được cũng có thể gây cháy cả nhà dân.


Tuần tra bảo vệ rừng phi lao trên cát

Để giữ rừng, BQL áp dụng mô hình quản lý BVR tổng hợp có sự tham gia của cộng đồng dân cư tại địa bàn. Mô hình này được đánh giá là phù hợp và hiệu quả. Ông Thụy giải thích: “Các hộ dân hợp đồng nhận khoán BVR hàng năm với BQL. Ban chọn các hộ có năng lực, trách nhiệm cao; đặc biệt là phải tâm huyết với rừng để hợp đồng khoán với mức thu nhập khoảng 800.000 đ/tháng/hộ (tương ứng 50 ha/năm) là phù hợp với điều kiện hiện nay”.

Lực lượng dân tham gia BVR bình quân 7 - 8 người/xã. Nhiệm vụ của họ là trực tiếp bảo vệ diện tích rừng được giao khoán. Ngoài ra phải có trách nhiệm thực hiện tốt quy chế quản lý BVR; đồng thời chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của các Trạm Kiểm lâm. Mỗi hộ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hộ xung quanh, nắm tình hình khu vực xung quanh để báo cáo trạm, ban; đồng thời đóng vai trò như cán bộ tuyên truyền về lâm nghiệp.

Giữ nước cho đời

Từ chân rừng ven biển là nơi bắt nguồn hàng trăm con khe nước ngọt tự chảy quanh năm. Dòng nước mát ngọt này phục vụ đời sống sinh hoạt và tưới hạn cho hàng ngàn ha lúa, rau màu. Nguồn nước được xem như là quà tặng vô giá cho người dân sống ven triền cát. Sự can trường của rừng phi lao đã giữ được nước, thấm dần qua mạch cát mà thành.

Ông Nguyễn Ngọc Lanh, Trưởng thôn Bắc Ngũ (xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh) kể: “Cách đây khoảng hơn chục năm, lúc đó rừng phi lao trên cát gần như bị xóa sạch. Ngày nào người dân cũng vác búa, rựa lên rừng chặt cây về làm củi đun nấu, làm giàn bầu, bí. Chặt hết cây thì họ đào gốc, rễ. Chẳng mấy chốc mà rừng phi lao trở thành những đồi cát trắng.

Rừng mất, chim thú cũng không còn. Những con khe nước chảy xiết quanh năm cạn dần, chỉ ri rỉ chảy; gần như toàn bộ diện tích lúa, màu đều bị hạn. Bà con tranh giành nhau nguồn nước đã sinh ra xích mích, gây mất đoàn kết xóm giềng”. Vậy rồi dự án trồng, khôi phục lại rừng trên cát được triển khai. Người dân hồ hởi tham gia trồng rừng dưới sự chỉ đạo của BQL.

Rồi cũng ngần ấy năm, cây phi lao yếu mảnh chống chọi với hạn hán, gió Lào đã bắt được rễ vào lòng đất. Người dân nâng niu cây như sự hàm ơn. Đồi cát chang chang nắng, nhức buốt mắt giữa trưa hè đã được thay vào một màu xanh mượt mà. Rừng phi lao trở lại đã gạt đi cái hung hãn của gió bão, của những cơn lốc bão cát lấp ruộng đồng, làng mạc.

Nông dân xã Gia Ninh (huyện Quảng Ninh); Hồng Thủy, Thanh Thủy (huyện Lệ Thủy) không còn sợ cảnh mỗi năm mất vài ha ruộng. Ông Lê Văn Hùng (xã Hồng Thủy) cho hay: “Trước đây, đến mùa mưa lũ, cát trắng tràn vào lấp hết ruộng. Sau lũ bà con phải tốn công, tốn sức đánh cát lên thành đống như núi rồi xúc đổ đi. Hoặc từ “bờ xôi ruộng mật” trở thành đất trồng màu. Nhưng bây giờ thì khác rồi. Nạn cát bay, cát lấp không còn nữa. Đó là nhờ rừng phi lao chắn cát”.

Chúng tôi cùng trưởng thôn Lanh ra vùng rừng trên cát. Những hàng cây phi lao chạy theo hàng ngang, hàng dọc chéo xuống dốc thấp, vượt lên đồi cao hứng nắng và tỏa nóng râm xuống nền cát bỏng. Rừng phi lao tốt, lá rụng khô đầy gốc. Bà con quơ lá mang về thổi cơm, đun cám lợn… cũng thuận tiện vô cùng.

"Nhà nước cần có sự quan tâm, đầu tư hợp lý, lâu dài để phát triển hệ thống rừng phòng hộ ven biển một cách bền vững. Đó chính là góp phần giảm thiểu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu. Mặt khác, đề nghị có chính sách thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ, viên chức đang công tác tại các BQL rừng phòng hộ về phụ cấp đặc thù nghề, phụ cấp lưu động, thâm niên..." (Ông Nguyễn Quang Thụy).

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm