| Hotline: 0983.970.780

Ruộng bỏ hoang ngày càng nhiều trong vụ đông xuân ở Móng Cái

Thứ Tư 17/01/2024 , 16:34 (GMT+7)

Nhiều năm nay tại TP Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), tình trạng người dân bỏ hoang đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong vụ đông xuân diễn ra khá phổ biến.

Vào vụ đông xuân, nhiều cánh đồng rộng lớn tại TP Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) bị bỏ hoang, trở thành bãi chăn thả trâu, bò...

Vào vụ đông xuân, nhiều cánh đồng rộng lớn tại TP Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) bị bỏ hoang, trở thành bãi chăn thả trâu, bò...

Theo số liệu thống kê, TP Móng Cái có tổng diện tích đất nông nghiệp gần 38.500ha. Trong đó, diện tích trồng lúa khoảng 3.250ha, bao gồm đất chuyên lúa (2 vụ/năm) 1.840ha, đất một lúa (1 vụ/năm) là 1.400ha.

Theo số liệu thống kê, TP Móng Cái có tổng diện tích đất nông nghiệp gần 38.500ha. Trong đó, diện tích trồng lúa khoảng 3.250ha, bao gồm đất chuyên lúa (2 vụ/năm) 1.840ha, đất một lúa (1 vụ/năm) là 1.400ha.

Theo ông Đỗ Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Móng Cái, do đặc thù diện tích đất nông nghiệp của Thành phố có địa hình chia cắt, diện tích đất một lúa lớn nên hàng năm người dân chủ yếu chỉ tập trung gieo cấy lúa chính vụ khi thời tiết thuận lợi.

Theo ông Đỗ Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Móng Cái, do đặc thù diện tích đất nông nghiệp của Thành phố có địa hình chia cắt, diện tích đất một lúa lớn nên hàng năm người dân chủ yếu chỉ tập trung gieo cấy lúa chính vụ khi thời tiết thuận lợi.

Đối với vụ đông xuân trên địa bàn TP Móng Cái, diện tích cây lúa chỉ khoảng 750ha, còn lại chủ yếu là canh tác các cây màu như khoai lang, ngô và rau các loại.

Đối với vụ đông xuân trên địa bàn TP Móng Cái, diện tích cây lúa chỉ khoảng 750ha, còn lại chủ yếu là canh tác các cây màu như khoai lang, ngô và rau các loại.

Theo phản ánh của người dân tại xã Hải Xuân (TP Móng Cái), lý do khiến người dân ở đây không trồng lúa vụ đông xuân vì thiếu nước tưới. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, nhiều tuyến kênh nội đồng tại xã Hải Xuân đều trong tình trạng cỏ mọc và trơ đáy. 

Theo phản ánh của người dân tại xã Hải Xuân (TP Móng Cái), lý do khiến người dân ở đây không trồng lúa vụ đông xuân vì thiếu nước tưới. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, nhiều tuyến kênh nội đồng tại xã Hải Xuân đều trong tình trạng cỏ mọc và trơ đáy. 

Một trong những giải pháp TP Móng Cái đưa ra để khắc phục tình trạng đất nông nghiệp bỏ hoang trong vụ đông xuân là thực hiện công tác điều tiết nguồn nước, tích cực chống hạn, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các vùng đất sản xuất kém hiệu quả, không chủ động được nguồn nước. Các công trình thủy lợi được nạo vét, nâng cấp nhằm phát huy hiệu quả phục vụ nước tưới cho sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.

Một trong những giải pháp TP Móng Cái đưa ra để khắc phục tình trạng đất nông nghiệp bỏ hoang trong vụ đông xuân là thực hiện công tác điều tiết nguồn nước, tích cực chống hạn, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các vùng đất sản xuất kém hiệu quả, không chủ động được nguồn nước. Các công trình thủy lợi được nạo vét, nâng cấp nhằm phát huy hiệu quả phục vụ nước tưới cho sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số xã, phường ở TP Móng Cái có diện tích đất ruộng bỏ không gieo cấy vụ đông xuân như Vĩnh Trung, Hải Xuân, Ninh Dương và Hải Yên.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số xã, phường ở TP Móng Cái có diện tích đất ruộng bỏ không gieo cấy vụ đông xuân như Vĩnh Trung, Hải Xuân, Ninh Dương và Hải Yên.

Theo lãnh đạo TP Móng Cái, vụ đông xuân trên địa bàn thường có thời tiết bất lợi (đặc thù của Móng Cái có khung lịch thời vụ muộn hơn so với khu vực miền tây như Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên khoảng một tháng). Thời tiết vụ đông xuân thường rét kéo dài nên gieo mạ phải che phủ nilon, làm tăng chi phí sản xuất, trong khi đó nếu gieo sạ lại hay gặp thời tiết rét đậm, rét hại làm chết lúa. Mặt khác, thời gian gieo cấy vụ đông xuân cũng là thời điểm người dân đi khai thác thủy sản ven bờ cho thu nhập cao hơn so với trồng trọt nên bà con không mặn mà cấy lúa.

Theo lãnh đạo TP Móng Cái, vụ đông xuân trên địa bàn thường có thời tiết bất lợi (đặc thù của Móng Cái có khung lịch thời vụ muộn hơn so với khu vực miền tây như Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên khoảng một tháng). Thời tiết vụ đông xuân thường rét kéo dài nên gieo mạ phải che phủ nilon, làm tăng chi phí sản xuất, trong khi đó nếu gieo sạ lại hay gặp thời tiết rét đậm, rét hại làm chết lúa. Mặt khác, thời gian gieo cấy vụ đông xuân cũng là thời điểm người dân đi khai thác thủy sản ven bờ cho thu nhập cao hơn so với trồng trọt nên bà con không mặn mà cấy lúa.

Bên cạnh đó, Móng Cái là thành phố biên giới, cửa khẩu, cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao. Đặc biệt, sau 3 năm bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các hoạt động thương mại, du lịch sôi động trở lại đã thu hút số lượng lớn lao động khu vực nông thôn làm việc trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, Móng Cái là thành phố biên giới, cửa khẩu, cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao. Đặc biệt, sau 3 năm bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các hoạt động thương mại, du lịch sôi động trở lại đã thu hút số lượng lớn lao động khu vực nông thôn làm việc trong lĩnh vực này.

Trước tình trạng bỏ hoang ruộng trong vụ đông xuân ngày càng có xu hướng phổ biến, TP Móng Cái đã yêu cầu Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với các xã, phường để chỉ đạo thời vụ, xác định cơ cấu giống cây trồng thích hợp với điều kiện nhằm thống nhất trong chỉ đạo sản xuất từ khâu lập kế hoạch trồng cũng như tiêu thụ, tháo gỡ khó khăn cho người dân trong sản xuất. 

Trước tình trạng bỏ hoang ruộng trong vụ đông xuân ngày càng có xu hướng phổ biến, TP Móng Cái đã yêu cầu Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với các xã, phường để chỉ đạo thời vụ, xác định cơ cấu giống cây trồng thích hợp với điều kiện nhằm thống nhất trong chỉ đạo sản xuất từ khâu lập kế hoạch trồng cũng như tiêu thụ, tháo gỡ khó khăn cho người dân trong sản xuất. 

Thành phố tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tuân thủ các quy định hiện hành về chuyển đổi đất trồng lúa. Vận động người dân hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức cùng sản xuất tập trung đối với các cây trồng có lợi thế, cây dược liệu và cây khoai lang để tạo sản phẩm đặc trưng cho Thành phố. Triển khai thực hiện mô hình thử nghiệm các giống lúa mới để lựa chọn giống phù hợp đưa vào cơ cấu giống của Thành phố cho những năm tiếp theo.

Thành phố tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn gắn với liên kết, tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tuân thủ các quy định hiện hành về chuyển đổi đất trồng lúa. Vận động người dân hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức cùng sản xuất tập trung đối với các cây trồng có lợi thế, cây dược liệu và cây khoai lang để tạo sản phẩm đặc trưng cho Thành phố. Triển khai thực hiện mô hình thử nghiệm các giống lúa mới để lựa chọn giống phù hợp đưa vào cơ cấu giống của Thành phố cho những năm tiếp theo.

Xem thêm
Nuôi bò 3B thâm canh, tăng trọng gần 1kg/ngày

QUẢNG TRỊ Qua theo dõi, bò lai BBB nuôi theo hình thức thâm canh tăng trọng trung bình 0,9kg/con/ngày, tương ứng 27kg/con/tháng.

Cam kết giảm 10% tỷ lệ tử vong liên quan đến kháng thuốc

HÀ NỘI Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2024 về kháng thuốc đặt mục tiêu đến 2030, các quốc gia cam kết giảm 10% tỷ lệ tử vong liên quan đến kháng thuốc.

Chọn tạo thành công hàng chục dòng thuần giống cà chua Beef

Việc nghiên cứu thành công các dòng thuần cà chua Beef có ý nghĩa rất lớn để từng bước chủ động sản xuất hạt giống cà chua Beef F1 cho sản xuất trong nước.