| Hotline: 0983.970.780

Sách về "kiến trúc xanh" gây chú ý

Thứ Ba 27/01/2015 , 06:19 (GMT+7)

Nhắc đến Kiến trúc sư (KTS) Võ Trọng Nghĩa người ta nghĩ ngay đến kiến trúc xanh gắn với tên tuổi của anh. 

Dù có nhiều ý kiến cả khen lẫn chê, nhưng Võ Trọng Nghĩa đang là KTS được dư luận biết tới nhiều hơn cả, với gần 30 giải thưởng trong nước và quốc tế.

"Kiến trúc xanh không chỉ đơn thuần là… phủ thật nhiều cây lên các công trình kiến trúc. Xa hơn, đó là câu chuyện về việc sử dụng những vật liệu truyền thống có sẵn trong thiên nhiên, là sự hòa hợp và thân thiện với môi trường".

17-38-04_img_3340
KTS Võ Trọng Nghĩa (ngồi giữa) trong ngày ra mắt sách

Đó là ý kiến thẳng thắn của anh trong lần xuất hiện mới đây tại Hà Nội trong cuộc giới thiệu sách “Vo Trong Nghia Architects” (NXB Thế giới và Thaiha Books liên kết xuất bản).

Một lần nữa anh tiếp tục tạo dấu ấn với 10.000 bản in cuốn sách “Vo Trong Nghia Architects”. Hiện nay, với các đầu sách thì việc tiêu thụ 1.000 bản in cũng còn chật vật thì cả Võ Trọng Nghĩa lẫn nhà sách Thái Hà vẫn khá tự tin vào sức tiêu thụ của “Vo Trong Nghia Architects” trên thị trường.

300 trang sách tập hợp và giới thiệu đến công chúng 30 công trình kiến trúc xanh và các công trình tre của mình cũng như mang đến những góc nhìn khác về xu hướng thiết kế của Việt Nam và trên thế giới.

Đặt trong sự phát triển của các cụm đô thị hiện đại, những người dân có nhu cầu “xanh hóa” khi xây nhà với hệ thống cây cảnh, dây leo hoặc… trồng rau cũng đều có thể tìm thấy chút ý tưởng đó trong cuốn sách này.

“Kiến trúc xanh không phải là cái gì đó quá xa xỉ, thậm chí có thể thực hiện được với một mức kinh phí khiêm tốn - miễn là chúng ta ý thức và chịu tính toán một chút về nó”, Võ Trọng Nghĩa chia sẻ.

KTS Võ Trọng Nghĩa đã chia sẻ cùng mọi người về những điều anh đã học được tại Nhật và từ chính quê hương của mình khi còn nhỏ. Đó là cách tư duy, cách nhìn nhận vấn đề theo đúng bản chất vốn có của nó.
Anh cũng nhấn mạnh rằng để thực hiện một công trình kiến trúc chúng ta hãy bắt đầu trả lời những câu hỏi đơn giản nhất. Và đừng chỉ dừng lại ở việc nói những điều sáo rỗng, phải thực sự bắt tay vào hành động.

Nổi tiếng với việc sử dụng những vật liệu truyền thống và thân thiện với môi trường như tre gỗ, và gây ấn tượng bằng những công trình cây mọc từ bê tông, Võ Trọng Nghĩa luôn tính toán tới việc tiêu tốn ít năng lượng trong quá trình sử dụng nhất có thể, luôn thể hiện mối tương quan giữa kiến trúc hiện đại và sự hòa hợp với thiên nhiên như House for Trees, nhà trẻ Farming Kindergarten, nhà hàng tre Bamboo Wing...

Đến nay, các công trình xanh và các công trình tre của Võ Trọng Nghĩa đã được thế giới công nhận qua hàng chục giải thưởng quốc tế uy tín.

Gần đây nhất là 4 giải thưởng Kiến trúc xanh của Mỹ mang tên Green Good Design 2014.

Võ Trọng Nghĩa cho rằng dù muốn hay không muốn, việc xây dựng hiện nay đang phá hoại thiên nhiên.

Trái đất ngày càng nham nhở. Là những kiến trúc sư trong thời đại này, nhiệm vụ quan trọng nhất là mang lại sắc xanh cho trái đất.

Các kiến trúc sư có thể giải quyết điều này theo cách riêng, khác với hoạt động bảo vệ môi trường của các nhà sinh thái, đó là trồng cây xanh lên mái nhà, mặt tiền và càng nhiều nơi nếu có thể trong một công trình càng tốt.

Nếu chúng ta thành công, những vùng đất được cây xanh che phủ sẽ tăng lên khoảng 10 lần.

“Điều quan trọng nhất trong cuộc sống là chúng ta hãy hiểu rõ câu hỏi: Mình là ai? Tôi vẫn thường tự hỏi: Trong mỗi ngày, mình đã làm ô nhiễm môi trường tới mức nào khi đi xe, khi tắm rửa, xả nước thải hoặc làm bao hoạt động khác nữa?

Khi biết mình là một sự tồn tại như thế và sẽ chấm dứt vào lúc kết thúc cuộc đời, người ta sẽ cố gắng nghĩ tới việc tìm lại sự thanh khiết cho môi trường, tới việc gắng làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn”, Võ Trọng Nghĩa bày tỏ.

17-38-04_vo-trong-nghi
Sách “Vo Trong Nghia Architects”

TS. Phạm Thúy Loan, Phó Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia, nhận định: “Đây là cuốn sách tôi rất mong đợi khi tập hợp đầy đủ những công trình nổi tiếng của Võ Trọng Nghĩa. Những công trình khao khát màu xanh bắt với ý tưởng xuất phát từ những điều đơn giản nhất.

Đó là trong tim chúng ta luôn yêu mến thiên nhiên, chúng ta làm nhà cho cây, và chúng ta sống trong ngôi nhà đó. Điều mà Võ Trọng Nghĩa làm được chính là làm cho ý tưởng này đủ độ tròn trịa, đủ độ chín, và đó là điều tôi rất thích”.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm