| Hotline: 0983.970.780

San Anti Shock tiếp sức nuôi tôm, cá mùa nắng nóng

Thứ Hai 13/04/2020 , 05:20 (GMT+7)

Thời điểm hạn, mặn gay gắt này ẩn chứa nhiều rủi ro về dịch bệnh trong ao nuôi. Người nuôi cần chú ý theo dõi quan trắc môi trường để ứng phó kịp thời.

Sản phẩm San Anti Shock giúp tôm, cá ăn nhiều, mau lớn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sản phẩm San Anti Shock giúp tôm, cá ăn nhiều, mau lớn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hạn mặn năm nay đến sớm và hà khắc hơn năm lịch sử 2015-2016. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Khí tượng Thủy văn và Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, độ mặn 4 mg/l tại các cửa sông ĐBSCL hiện đã vào sâu 40-55 km, hơn trung bình nhiều năm 10-15 km. Còn độ mặn 1-2 mg/l đã xâm nhập sâu hơn mùa khô 2015-2016 rất nhiều.

Những lưu ý khi hạn mặn: Lượng nước trong ao nuôi tôm dễ bị bốc hơi nhiều khiến độ mặn tăng cao, thường thời điểm này dao động nhiệt ngày đêm lớn. Nếu nhiệt độ tăng > 32 độ C, thì tảo phát triển nhanh và nhanh tàn. Bên cạnh đó làm phân hủy chất hữu cơ mạnh phát sinh khí độc NH3, NO2, H2S và vi khuẩn có hại phát triển.

Khi nhiệt độ và độ mặn tăng cao tôm sẽ bị sốc (stress), và dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là EMS. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Khi nhiệt độ và độ mặn tăng cao tôm sẽ bị sốc (stress), và dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là EMS. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Khi nhiệt độ và độ mặn tăng cao tôm sẽ bị sốc (stress) và dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là EMS. Vậy để biết và nhận ra những biểu hiện stress của tôm, trước nhất người nuôi phải thường xuyên kiểm tra tôm nuôi trong ao, khi chúng giảm ăn, thậm chí bỏ ăn, bơi yếu, màu sắc cơ thể bất thường như hồng nhạt, tím nhạt hoặc sẫm màu hơn so với bình thường… sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm và làm tôm dễ bị cong thân, đục cơ.

Khi gặp những trường hợp nêu trên, người nuôi cần có những biện pháp khắc phục ngay. Biện pháp hiệu quả nhất mà Cty Sando đưa ra để chống stress cho tôm mùa hạn mặn là sử dụng sản phẩm San Anti Shock. Khi tôm bị stress phải hạn chế thả giống hoặc đợi đến những tháng có mưa xuống, thời tiết bớt nóng mới bắt đầu tiến hành thả giống.

Tạt San Anti Shock (1kg/2.000 m3 nước, 2-3 ngày/lần) và trộn ăn (5 gram/kg thức ăn, hằng ngày). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tạt San Anti Shock (1kg/2.000 m3 nước, 2-3 ngày/lần) và trộn ăn (5 gram/kg thức ăn, hằng ngày). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để đối phó với hạn mặn, thiếu hụt nước ngọt nghiêm trọng ở giai đoạn nuôi tôm thương phẩm, người nuôi cần tiến hành gia cố bờ, cống để tránh hiện tượng rò rỉ, thẩm lậu, lắp đặt ao lắng đúng quy cách.

Để hạn chế thay nước thường xuyên, giữ môi trường nuôi được ổn định và bảo vệ sức khỏe tôm trong quá trình nuôi, người nuôi cần chú ý xử lý nước và bùn đáy bằng các sản phẩm vi sinh.

Trong trường hợp cần phải sử dụng nước mới, nước lấy vào ao nuôi cần tiến hành diệt khuẩn lại. Đồng thời các chỉ tiêu môi trường cũng cần được theo dõi và kiểm tra trước khi sử dụng, tránh làm môi trường nước ao nuôi bị thay đổi đột ngột.

Với những ao đang thả nên có tỷ lệ ao lắng để chủ động trữ nước mưa, nước ngọt đảm bảo cung cấp nước trong mùa hạn, mặn. Giảm lượng thức ăn cữ trưa, thậm chí cắt luôn cữ ăn trưa cho tôm. Che ao bằng lưới lan để làm mát cho tôm. Giữ mực nước cao từ 1,3m trở lên. Tăng cường chạy quạt, sục khí oxy trong ao…

Tạt San Anti Shock (1kg/2.000 m3  nước, 2-3 ngày/lần) và trộn ăn (5 gram/kg thức ăn, hằng ngày). Giảm thiểu mầm bệnh môi trường nước và trong đường ruột bằng định kỳ diệt khuẩn Guarsa và trộn ăn Promic. Định kỳ 5-7 ngày cấy vi sinh làm sạch môi trường nước và đáy ao Sanmeli.

Khi tôm bị stress phải hạn chế thả giống trong thời điểm này hoặc đợi đến những tháng có mưa xuống, thời tiết bớt nóng mới bắt đầu tiến hành thả giống. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Khi tôm bị stress phải hạn chế thả giống trong thời điểm này hoặc đợi đến những tháng có mưa xuống, thời tiết bớt nóng mới bắt đầu tiến hành thả giống. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để cung cấp Vitamin điện giải và năng lượng cho cá, tôm nuôi trong ao vào mùa hạn mặn gay gắt như hiện nay, khi bà con khi sử dụng sản phẩm San Anti Shock của Cty Sando. Trước mắt về công dụng: bổ sung đầy đủ vitamin thiết yếu cho cá. Giúp cá khỏe mạnh, mau lớn, phát triển nhanh. Giúp tăng cường sức đề kháng, mau phục hồi bệnh.

Đối với cá nuôi, dùng San Anti Shock giúp tăng đề kháng cho cá hương, cá giống: 5 gram/1kg thức ăn, ngày 1 lần. Cá thịt, cá bố mẹ: 3 gram/kg thức ăn, ngày ăn 1 lần.

Còn bổ sung vitamin khi cá bị bệnh hoặc có dấu hiệu kém ăn đối với cá hương, cá giống: 8 gram/1kg thức ăn, ngày 1 lần.

Cá thịt, cá bố mẹ: 5 gram/kg thức ăn, ngày ăn 1 lần. Giảm stress trong quá trình vận chuyển cá: 2.5/100 lít nước. Hòa tan thuốc vào nước dùng để vận chuyển cá.

Lưu ý, khi trộn thuốc vào thức ăn nhão đã để nguội, vo tròn hoặc ép chặt trước khi cho ăn. Trường hợp dùng thức ăn viên, hòa tan thuốc vào một lít nước rồi phun đều lên thức ăn, để yên 30 phút cho thuốc ngấm vào viên thức ăn trước khi cho ăn.

Xem thêm
'Nín thở' chờ Quốc hội thông qua thuế giá trị gia tăng phân bón

'Tọa đàm tham vấn về ảnh hưởng của thuế GTGT 5% đối với ngành phân bón' thu hút sự quan tâm lớn của dư luận trước thềm kỳ họp Quốc hội ngày 21/10 tới.

Bệnh nấm hồng hại cà phê và cách phòng trị

Bệnh nấm hồng hại cà phê xảy ra phổ biến làm chết cành, khô quả, ảnh hưởng nặng tới cấu trúc tán cây và năng suất, chất lượng của quả cà phê.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?

Bình luận mới nhất