| Hotline: 0983.970.780

Sản phẩm OCOP Bình Định ngày càng vươn xa

Thứ Năm 17/08/2023 , 09:06 (GMT+7)

Từ nghề truyền thống của gia đình, chị nối nghiệp và phát triển sản phẩm bún khô lên thành sản phẩm OCOP và ngày càng vươn xa ra thị trường thế giới.

Sản phẩm OCOP thâm nhập thị trường nước ngoài

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, đến cuối năm 2022, trên địa bàn tỉnh có 217 sản phẩm được UBND tỉnh đánh giá, xếp hạng sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh; trong đó có 6 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 34 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 177 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao.

Bún khô Kicafoods của chị Lê Thị Cảnh ở xã Ân Hảo Đông (huyện Hoài Ân) được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Bình Định. Nhờ đi theo hướng an toàn thực phẩm, tiện dụng, nên bún khô Kicafoods nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường.

Chị Lê Thị Cảnh với sản phẩm bún khô Kicfoods tại Ngày hội nông sản Hoài Ân (Bình Định) lần thứ I/2022. Ảnh: V.Đ.T.

Chị Lê Thị Cảnh với sản phẩm bún khô Kicfoods tại Ngày hội nông sản Hoài Ân (Bình Định) lần thứ I/2022. Ảnh: V.Đ.T.

Bên cạnh sự tiêu thụ mạnh mẽ tại địa phương và thị trường nội tỉnh, bún khô Kicafoods còn hút hàng tại thị trường các tỉnh Đồng Nai, Khánh Hòa, Lâm Đồng và TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, sản phẩm bún khô Kicafoods còn được người tiêu dùng các nước Lào, Campuchia ưa chuộng.

Cơ sở sản xuất bún khô Kicafoods của chị Lê Thị Cảnh hoạt động mới chỉ 2 năm, thế nhưng nhờ chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao, mẫu mã bao bì không ngừng được cải tiến, nên bún khô Kicafoods không chỉ chinh phục được người tiêu dùng tại địa phương, trong nội tỉnh mà còn chinh phục được cả người tiêu dùng khó tính là bạn hàng của các siêu thị trên cả nước.

Thị trường xuất khẩu của bún khô Kicafoods ngoài các thị trường truyền thống là Lào và Campuchia, hiện nay sản phẩm bún khô Kicafoods đang bắt đầu chiếm lĩnh nhiều thị trường khác trong và ngoài khu vực.

Anh Nguyễn Ngọc Kiều, chồng chị Cảnh, chủ cơ sở sản xuất bún khô Kicfoods ở xã Ân Hảo Đông (huyện Hoài Ân, Bình Định) kiểm tra độ khô của bún đang phơi. Ảnh: V.Đ.T.

Anh Nguyễn Ngọc Kiều, chồng chị Cảnh, chủ cơ sở sản xuất bún khô Kicfoods ở xã Ân Hảo Đông (huyện Hoài Ân, Bình Định) kiểm tra độ khô của bún đang phơi. Ảnh: V.Đ.T.

“Ngoài 2 thị trường Lào và Campuchia, sản phẩm Kicafoods hiện bắt đầu thâm nhập thị trường New Zealand để cung cấp cho cộng đồng người Việt tại quốc gia này. Đối với thị trường Hàn Quốc chúng tôi cũng đã gửi hàng mẫu qua, đang chờ phản hồi từ phía khách hàng”, anh Nguyễn Ngọc Kiều, chồng chị Lê Thị Cảnh, chia sẻ.

Chất lượng là mấu chốt

Cũng theo anh Nguyễn Ngọc Kiều, chồng chị Cảnh, người đang điều hành cơ sở sản xuất bún khô Kicafoods tại xã Ân Hảo Đông (huyện Hoài Ân), hiện nay sơ sở sản xuất bún khô của vợ chồng anh mỗi ngày chế biến tối thiểu từ 350-400kg gạo/ngày. Nếu có đơn đặt hàng lớn hơn, cơ sở có thể đáp ứng mỗi ngày chế biến từ 800kg đến 1 tấn gạo nguyên liệu.

Cơ sở sản xuất bún khô Kicafoods giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức thu nhập bình quân từ 5-5,5 triệu đồng/người/tháng. Ảnh: V.Đ.T.

Cơ sở sản xuất bún khô Kicafoods giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức thu nhập bình quân từ 5-5,5 triệu đồng/người/tháng. Ảnh: V.Đ.T.

Theo chia sẻ của anh Kiều, mấu chốt dẫn đến thành công của sản phẩm bún khô Kicfoods là nguồn gạo nguyên liệu đầu vào. Cơ sở sản xuất bún khô Kicafoods chỉ mua 1 loại gạo là DV108, đây là dòng gạo có vị thơm, hàm lượng tinh bột cao hơn so với các loại gạo khác. Gạo nguyên liệu mua vào để sản xuất bún khô Kicfoods phải được sản xuất bằng phương pháp hữu cơ. Trước khi gạo xuống xe nhập kho, anh Kiều là người trực tiếp kiểm tra có đúng gạo DV108 hay không, đồng thời kiểm tra độ ẩm của gạo có đúng chất lượng hay không. Hiện cơ sở Kicafoods của vợ chồng anh Kiều đang thu mua gạo nguyên liệu tại Hoài Ân, địa phương đang phát triển mạnh sản xuất lúa hữu cơ.

Bún tươi Kicafoods ép ra rồi mới được mang đi phơi. Ảnh: V.Đ.T.

Bún tươi Kicafoods ép ra rồi mới được mang đi phơi. Ảnh: V.Đ.T.

Hiện nay, cơ sở sản xuất bún khô Kicafoods có 3 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. “Từ khi các sản phẩm của cơ sở Kicafoods được công nhận là sản phẩm OCCOP thì càng được người tiêu dùng tin dùng hơn. Bởi, sản phẩm của chúng được đảm bảo về chất lượng, về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong thời gian tới, cơ sở sẽ phấn đấu đưa 2 sản phẩm phở gạo và bún gạo lức tham gia bình chọn sản phẩm nông thôn tiêu biểu trong thời gian tới”, anh Kiều chia sẻ.

“Hiện nay, 1 tập đoàn gia vị lớn trong miền Nam đang đặt vấn đề kết hợp với cơ sở sản xuất bún khô Kicafoods về việc phân phối sản phẩm. Tháng 9 tới đây, chúng tôi sẽ mời họ về Ân Hảo Đông để bàn bạc chuyện hợp tác. Hiện sản phẩm bún khô loại 350gr/bao chúng tôi đã dùng song ngữ Anh-Việt trên bao bì, tiếp tới, sản phẩm phở và bún gạo lức cũng sẽ chuyển song ngữ trên bao bì để người tiêu dùng nước ngoài dễ nhận diện”, anh Nguyễn Ngọc Kiều, chủ Cơ sở sản xuất sản xuất bún khô Kicfoods, chia sẻ.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Người dân tự nguyện bàn giao mặt bằng thực hiện dự án đường cao tốc Bắc-Nam

Quảng Bình Người dân huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã tự nguyện bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025