| Hotline: 0983.970.780

Mở rộng liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP thông qua hội chợ

Thứ Sáu 26/11/2021 , 20:33 (GMT+7)

QUẢNG NINH Hội chợ OCOP Quảng Ninh 2021 là cơ hội lý tưởng để các doanh nghiệp, HTX sản xuất sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm.

19h30 tối nay (26/11), tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra Lễ khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh 2021.

Hội chợ OCOP Quảng Ninh 2021 có quy mô 250 gian hàng quảng bá, giới thiệu và bán gần 1.200 sản phẩm OCOP đặc trưng, tiêu biểu của 34 tỉnh, thành trong nước; 10 gian hàng giới thiệu, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử; 5 gian hàng giới thiệu chương trình khuyến mại của các đơn vị phân phối lớn trên địa bàn tỉnh hưởng ứng "Tháng Khuyến mại tập trung quốc gia 2021 - Vietnam Grand Sale 2021".

Một gian hàng tại hội chợ bày bán nước mắm sá sùng, đặc sản của huyện Vân Đồn. Ảnh: Viết Cường.

Một gian hàng tại hội chợ bày bán nước mắm sá sùng, đặc sản của huyện Vân Đồn. Ảnh: Viết Cường.

Hàng hóa được trưng bày, giới thiệu và bán tại hội chợ đa dạng, phong phú, đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Các quầy hàng được bố trí thuận tiện cả bên trong và bên ngoài Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh, gồm: Các gian hàng trưng bày, giới thiệu, bán các sản phẩm OCOP; sản phẩm hải sản tỉnh Quảng Ninh; sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của các tỉnh, thành phố trong cả nước; các gian hàng triển lãm sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ, sinh vật cảnh...

Cùng với đó, để đảm bảo chất lượng cho các mặt hàng, Ban Tổ chức thường xuyên phối hợp với các đơn vị, lực lượng chức năng kiểm tra chất lượng hàng hóa trưng bày tại Hội chợ; xử lý nghiêm các tổ chức, đơn vị có hành vi vi phạm chất lượng sản phẩm trưng bày tại hội chợ theo quy định. Đồng thời, thực hiện nghiêm việc kiểm tra niêm yết giá và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm bày bán tại Hội chợ.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và khách hàng tham quan gian hàng tỉnh Yên Bái tại hội chợ OCOP Quảng Ninh năm 2020. Ảnh: Viết Cường.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và khách hàng tham quan gian hàng tỉnh Yên Bái tại hội chợ OCOP Quảng Ninh năm 2020. Ảnh: Viết Cường.

Trong khuôn khổ hội chợ, công tác bảo đảm phòng dịch cũng sẽ được triển khai nghiêm ngặt. Ban Tổ chức chỉ cho phép các tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ đến từ các địa phương là "vùng xanh", tối đa 3 người/đơn vị. Tất cả nhân sự tham gia hội chợ của các đơn vị, doanh nghiệp đều phải được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 và có xét nghiệm PCR kết quả âm tính trong thời gian 48h được cập nhật trên phần mềm PC-Covid. Thực hiện khai báo y tế và khai báo di chuyển nội địa trước khi vào khu vực tổ chức hội chợ để nhận bàn giao mặt bằng.

Người tham gia bán hàng và nhân viên phục vụ tại hội chợ sẽ được test nhanh định kỳ 2 ngày/lần và được Ban Tổ chức hội chợ theo dõi, quản lý, cam kết không tham gia các hoạt động khác ngoài khuôn khổ của hội chợ. Các đơn vị thuộc các tỉnh, TP thuộc khu vực miền Trung, miền Nam và TP Hà Nội sẽ sử dụng người làm việc tại đại lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hoặc thuê nhân viên bán hàng là người Quảng Ninh thực hiện giới thiệu, kinh doanh sản phẩm tại hội chợ để bảo đảm việc phòng, chống dịch bệnh an toàn.

Đặc biệt, khác với các kỳ trước, hội chợ lần này sẽ không đón trẻ em dưới 12 tuổi, người cao tuổi, người chưa được tiêm vaccine Covid-19 vào tham quan, mua sắm. Hiện, tại khu vực tầng 1 Cung Quy hoạch, hội chợ và Triển lãm tỉnh, Ban Tổ chức cũng đã bố trí 4 máy quét QR-Code tự động tại 2 lối ra, vào hội chợ.

Theo bà Nguyễn Thị Hiền - Giám đốc Sở Công thương Quảng Ninh, Hội chợ OCOP Quảng Ninh 2021 là cơ hội lý tưởng để các doanh nghiệp, HTX sản xuất sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời cũng là hoạt động thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh sau thời gian dài phòng, chống dịch bệnh.

"Hội chợ OCOP năm nay là hoạt động thuộc chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại được tổ chức trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đây cũng là một trong những hoạt động nhằm đẩy mạnh việc 'thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và ổn định kinh tế - xã hội, giữ vững đà tăng trưởng 2 con số trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh", bà Nguyễn Thị Hiền nói.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm