| Hotline: 0983.970.780

OCOP giúp nông dân có thu nhập ổn định

Thứ Tư 15/12/2021 , 07:52 (GMT+7)

Sản phẩm OCOP đang góp phần lan tỏa thương hiệu của nông sản xứ Tuyên trên thị trường, đồng thời góp phần gỡ mối lo về tiêu chí thu nhập tại các địa phương.

Vùng sản xuất chè an toàn của xã Tân Thành, huyện Hàm Yên. Ảnh: Đào Thanh.

Vùng sản xuất chè an toàn của xã Tân Thành, huyện Hàm Yên. Ảnh: Đào Thanh.

Năm 2021, xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình là 1 trong 9 xã đăng ký về đích xây dựng nông thôn mới của tỉnh Tuyên Quang. Hiện nay, một trong những khó khăn mà địa phương này mắc phải đó là tiêu chí thu nhập

Theo ông Vi Văn Sự, Chủ tịch UBND xã Thổ Bình, thì qua tính toán sơ bộ, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 37,1 triệu đồng/người. Xã đang phấn đấu hết năm 2021 đạt 39,41 triệu đồng/người/năm. Để đạt được thành tích này, xã khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế theo hướng hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao như trồng chè, lạc, chăn nuôi trâu nhốt vỗ béo, dê núi… Trong đó đặc biệt chú trọng phát triển nông sản theo hướng tiêu chuẩn, quy chuẩn đảm bảo đạt sao OCOP.

Đến nay, trên địa bàn xã có 4 sao phẩm đạt 3 sao OCOP gồm chè Shan Khau Mút, lạc nhân, lạc củ, thịt dê. Thổ Bình cũng là xã có nhiều sản phẩm đạt sao OCOP của huyện Lâm Bình.

Gia đình anh Trương Phúc Hưng ở thôn Bản Pước, xã Thổ Bình, huyện Lâm Bình hiện có khoảng 500m2 chè cổ thụ được các cụ trồng từ xa xưa. Từ năm 2007, 2008 khi được Nhà nước cho triển khai trồng chè Khau Mút theo dự án, gia đình anh trồng mới được hơn 3 ha chè, đã cho thu hoạch từ nhiều năm nay.

Anh Hưng cho biết, trước kia gia đình anh và người trong làng chủ yếu làm chè theo kiểu thủ công, không chú trọng đến tem, nhãn truy xuất nguồn gốc cũng như bao bì. Bởi vậy chè bán ra hiệu quả kinh tế thấp. Từ ngày sản phẩm chè của quê hương đạt 3 sao OCOP, có tem truy xuất nguồn gốc, giá chè cao hơn và thị trường tiêu thụ cũng mở rộng hơn. Vườn chè của gia đình anh cho thu hoạch rộ từ tháng 4, tháng 5 và cho thu kéo dài đến tháng 10, trung bình gia đình anh thu được khoảng từ 5 đến 6 triệu đồng/tháng.

Cùng với xã Thổ Bình, 8 xã đăng ký về đích nông thôn mới còn lại như Tân Thành, Thái Sơn, huyện Hàm Yên; xã Kiên Đài, Tân An, huyện Chiêm Hóa; xã Thái Sơn, Tân Thành, huyện Hàm Yên; xã Phú Thịnh, Tân Long, huyện Yên Sơn và xã Tú Thịnh, Hợp Thành, huyện Sơn Dương cũng tích cực hưởng ứng xây dựng chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” để vừa góp phần xây dựng thương hiệu nông sản địa phương, vừa thúc đẩy tư duy sản xuất hàng hóa theo nhu cầu của thị trường trong dân.

Chương trình OCOP giúp thay đổi tư duy làm kinh tế nông nghiệp của người nông dân ở Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Chương trình OCOP giúp thay đổi tư duy làm kinh tế nông nghiệp của người nông dân ở Tuyên Quang. Ảnh: Đào Thanh.

Từ phong trào OCOP, nhiều xã đã hình thành nên những vùng sản xuất nông sản hàng hóa rộng lớn gắp với nông nghiệp tốt. Như vùng cam hữu cơ chuyển đổi, cam VietGAP, chè VietGAP tại xã Tân Thành, huyện Hàm Yên đạt 3, 4 sao OCOP; vùng chè xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương; vùng trồng cây dâu tằm, nuôi cá đặc sản tại xã Tân Long, huyện Yên Sơn...

Bà Hoàng Thị Hằng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Long, huyện Yên Sơn cho biết, thực hiện phong trào OCOP đã giúp xã hình thành các HTX, tổ hợp tác hoạt động hiệu quả. Năm 2019, xã Tân Long, được hỗ trợ 495 triệu đồng để xây dựng làng nghề sản xuất tơ tằm Tân Long theo chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trên khu vực soi Sính với diện tích khoảng 12 đến 20 ha. Cùng với nghề sản xuất tơ tằm ở Tân Long, sản xuất măng khô cũng đã có mặt tại thôn Cường Đạt măng khô Cường Đạt hiện có trên 20 thành viên cùng tham gia sản xuất. Tân Long cũng là địa phương có nhiều hộ gia đình có truyền thống nuôi cá lồng...

Hiện nay tại 9 xã về đích nông thôn mới năm 2021 của tỉnh Tuyên Quang đã chỉ có xã Hợp Thành hoàn thành 18/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới; tiêu chí thu nhập của xã cũng đảm bảo. Phần lớn các địa phương còn lại vấn đề thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn là khó khăn. Bởi vậy, việc phát triển nông nghiệp tốt theo chương trình OCOP sẽ là nền tảng thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. Kích thích tư duy sáng tạo và nhanh nhạy từ đó tạo nên những mô hình kinh tế có hiệu quả lâu dài, bền vững trong dân.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Gạo ST25 được phân hạng tiềm năng OCOP 5 sao

Sóc Trăng Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức chấm điểm, phân hạng OCOP 5 sao đối với sản phẩm Gạo thơm ST25 của huyện Trần Đề.