Bà Nguyễn Thị Hồng Điệp, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện An Minh (tỉnh Kiên Giang) cho biết, năm 2023, huyện triển khai đề tài nuôi thủy sản đa con, gồm tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh và cua biển, sử dụng hoàn toàn sản phẩm sinh học Bồ Đề Mother Water để xử lý môi trường nước trong quá trình nuôi. Diện tích triển khai thực hiện là 500ha thuộc địa bàn 5 xã của huyện, riêng 2 xã Đông Hưng và Vân Khánh Đông đang thực hiện nông thôn mới nâng cao nên mỗi xã được đầu tư 60ha nuôi thêm vụ tôm càng xanh cùng với vụ lúa.
Qua đánh giá cho thấy, khi sử dụng sản phẩm sinh học Bồ Đề Mother Water xử lý môi trường rất hiệu quả, tạo màu nước đẹp và sạch, quá trình ương vèo tôm giống cũng hiệu quả hơn, tôm đạt tỷ lệ sống rất cao, nhanh lớn. Tôm và lúa cộng sinh sẽ tạo ra môi trường tốt để cả 2 cùng phát triển, giảm chi phí đầu tư, tăng thu nhập cho nhà nông trên cùng diện tích canh tác.
Hầu hết nông dân ở ấp Thành Phụng Tây, xã Đông Hưng (huyện An Minh) đều đánh giá cao hiệu quả của sản phẩm sinh học Bồ Đề Mother Water trong xử lý môi trường nước nuôi tôm - lúa. Sản phẩm dễ sử dụng, có chi phí đầu tư thấp nhưng giúp tăng năng suất và chất lượng tôm nuôi, tăng thêm lợi nhuận.
Ông Nguyễn Hoàng Vĩnh, nông dân ấp Tân Phụng Tây có 4ha sản xuất theo mô hình tôm - lúa, trong đó có 2ha được hỗ trợ theo chương trình. Ông Vĩnh cho biết, trước đây mỗi vụ nuôi tôm nông dân cần phải mua vôi bột, men vi sinh, Zeo xử lý nước… trung bình hết khoảng 10 triệu đồng/ha. Nhưng với quy trình sinh học Bồ Đề, chi phí này giảm chỉ còn khoảng 5 triệu đồng/ha, lại được hỗ trợ nên chi phí giảm. Ngoài ra, bà con còn giảm được công lao động do sử dụng sản phẩm sinh học Bồ Đề Mother Water khá đơn giản, chỉ cần pha loãng với nước tạt khắp mặt vuông nuôi, định kỳ 15 ngày 1 lần là có môi trường nước lý tưởng để nuôi tôm.
An Minh là huyện sản xuất theo mô hình tôm - lúa trọng điểm của tỉnh Kiên Giang. Ngoài vụ nuôi tôm nước lợ, nông dân thường nuôi ghép tôm sú, tôm thẻ chân trắng và cua biển, đến khi luân canh lại vụ lúa, nông dân kết hợp nuôi thêm vụ tôm càng xanh theo hình thức “con tôm ôm gốc lúa”.
Để giúp bà con nông dân thay đổi tập quán sản xuất, Phòng NN-PTNT huyện An Minh đã phối hợp với Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề hỗ trợ sản phẩm sinh học Bồ Đề Mother Water xử lý môi trường nước nuôi tôm. Theo đó, nông dân sẽ được hợ trợ 50% giá sản phẩm Bồ Đề Mother Water để nuôi tôm theo quy trình sinh học với định mức 80 lít/ha/vụ nuôi.
Hộ ông Lê Hoàng Chấn ở ấp Thành Phụng Tây (xã Đông Hưng) có 2ha nuôi tôm - lúa, vừa thu hoạch xong vụ tôm nước lợ nuôi ghép tôm sú và tôm thẻ, giờ ông chuyển sang nuôi tiếp vụ tôm càng xanh cùng với lúa. Theo ông Chấn, sử dụng sản phẩm Bồ Đề Mother Water để ương dưỡng tôm càng xanh giống rất hiệu quả. Sau 2 tháng ương dưỡng trong vèo, nông dân bắt đầu thả ra nuôi trên ruộng lúa, tỷ lệ tôm nuôi sống thành công hơn 80%, trong khi trước đây chỉ khoảng 60 - 70% đã là cao.
Đặc biệt, ông Chấn còn sử dụng Bồ Đề Mother Water xử lý nước trong vụ nuôi tôm nước lợ vừa qua. Trong quá trình nuôi, ông Chấn phát hiện tôm có dấu hiệu bị đỏ thân và đã cấp tốc sử dụng Bồ Đề Mother Water tạt xuống vuông nuôi. Ông theo dõi thấy dịch bệnh hạn chế lây lan, tôm có dấu hiệu phục hồi và vẫn cho thu hoạch khá. Trong khi trước đây nếu tôm bị bệnh đỏ thân là vô phương cứu chữa.
Bà Nguyễn Thị Hằng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề cho rằng, hộ ông Chấn đã may mắn khi phát hiện dịch bệnh sớm và tự dùng sản phẩm sinh học Bồ Đề Mother Water để xử lý. Đây là sự đột phá, sức mạnh của sản phẩm sinh học. Sau khi xử lý Bồ Đề Mother Water sẽ làm cho môi trường nước tốt lên, tăng lượng oxy hòa tan, các tác nhân gây bệnh bị hạn chế lây lan, giúp cho tôm nuôi khỏe lên, vượt qua được dịch bệnh, tiếp tục phát triển và cho thu hoạch.