| Hotline: 0983.970.780

Sản phẩm truyền thống đảm bảo an toàn

Thứ Năm 28/07/2016 , 09:30 (GMT+7)

Nói vậy không có nghĩa là tuyệt đối, nhưng đa phần sản phẩm truyền thống không có chất phụ gia độc hại, chất bảo quản, phẩm màu công nghiệp.

Người tiêu dùng có xu hướng quay lại chuộng các sản phẩm như nước mắm, bánh ít lá gai, bánh tráng nước dừa… của tỉnh Bình Định. 

Ông Nguyễn Minh Trường, chủ cơ sở bánh ít lá gai Minh Trường ở thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước nói rằng, khi cao điểm lễ tết, mỗi ngày ông sản xuất 7 - 8 thiên bánh, còn ngày thường khoảng vài ba thiên (1 thiên = 1.000 chiếc). Mua nhiều nhất, chủ yếu là khách du lịch trong và ngoài nước. Bánh ông sản xuất hoàn toàn theo phương pháp truyền thống.

"Người tiêu dùng ngày càng chuộng mua bánh ít lá gai, thay vì bánh công nghiệp vì chất lượng tốt, không có phụ gia, chất bảo quản, phẩm màu công nghiệp. Có người nói màu xanh đen là phẩm màu thay cho lá gai, là hoàn toàn không thuyết phục, vì không phẩm màu nào thế được màu lá gai truyền thống. Vả lại nếu dùng màu công nghiệp, chất phụ gia thì chất lượng bánh hoàn toàn khác và cơ sở SX chỉ có thể phá sản", ông Trường nói.

Còn ông Nguyễn Tiến Dũng, chủ cơ sở bánh tráng nước dừa ở xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn cho hay, bánh tráng nước dừa Tam Quan đã được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận. Đây là cơ sở pháp lý để giữ thương hiệu cho sản phẩm của địa phương, cũng là cơ sở để người làng nghề phát triển sản phẩm của mình thật chuẩn mực và an toàn.

Bởi khi được bảo hộ sở hữu công nghiệp thì quy trình sản xuất được người làng nghề thống nhất, hoàn chỉnh tối ưu nhất. Cứ theo đó mà áp dụng, nếu ai không tuân thủ quy trình đó mà bị cơ quản chủ quản (Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn) phát hiện thì không được dùng tem, nhãn của nhãn hiệu chứng nhận “Bánh tráng nước dừa Tam Quan”.

Hoặc như bà Nguyễn Thị Thêm ở thôn An Quang Đông, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát có truyền thống làm nước mắm mang thương hiệu Đề Gi. Nước mắm bà bán đến 70 ngàn đồng/lít, gấp 3 - 4 lần nước mắm đóng chai bán trên thị trường, song người mua càng nhiều.

Theo bà, chủ yếu người địa phương, người làm ăn nơi xa, người mua làm quà, biết loại nước mắm Đề Gi hoàn toàn ủ chượp theo truyền thống, không có chất phụ gia, phẩm màu công nghiệp, hóa chất gì, nên ưa chuộng, dù người làm nước mắm nơi này không ai có nhãn mác gì cả. Gần đây người dùng chuộng nước mắm Đề Gi vì ngại dùng nước mắm đóng chai công nghiệp.

10-54-16_nuoc-mm-truyen-thong-khong-co-cht-phu-gi-cht-bo-qun-n-ton-cho-nguoi-dungtl
Nước mắm truyền thống không có chất phụ gia và chất bảo quản

 

Bánh tráng nước dừa Tam Quan, nước mắm Đề Gi đã được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, còn bánh ít lá gai cũng đã gửi hồ sơ đăng ký bảo hộ ở Cục Sở hữu trí tuệ và được chấp nhận đơn.

5 năm qua tỉnh Bình Định hỗ trợ phát triển bảo hộ sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm truyền thống: Bánh tráng nước dừa Tam Quan, nón ngựa Phú Gia, bánh ít lá gai Bình Định. Tỉnh cũng hỗ trợ ban đầu về tem, nhãn, bao bì, logo một số thiết bị như máy hút chân không cho bánh tráng nước dừa Tam Quan…; với tổng kinh phí trên 1,4 tỷ đồng.

Ông Lê Công Nhường, GĐ Sở KH-CN Bình Định cho rằng, xây dựng nhãn hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề, góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người nông thôn. Đó cũng là cách bảo tồn sản phẩm truyền thống, giữ gìn nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc. Bảo hộ sở hữu công nghiệp cũng là tăng tính pháp lý cho sản phẩm...

"Người SX không dùng chất cấm trong chế biến, phải tuân thủ theo quy trình SX đã thống nhất. Các làng nghề đã được bảo hộ sở hữu công nghiệp cũng cần tuân thủ quy chế quản lý sử dụng nhãn hiệu đã đề ra. Có như vậy sản phẩm truyền thống mới có uy tín, đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển", ông Lê Công Nhường.

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Agribank  trao 50 phần quà cho các gia đình khó khăn

50 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang vừa được nhận quà từ Agribank.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.