| Hotline: 0983.970.780

Sẵn sàng cho vay lưu vụ và làm lò sấy

Thứ Sáu 26/10/2012 , 10:09 (GMT+7)

Ngân hàng NN-PTNT Đồng Tháp rất quan tâm thực hiện chương trình hỗ trợ nông dân bằng cách cho vay lưu vụ và mua máy móc nông nghiệp.

Ông Nguyễn Ngọc Rạng
Ngân hàng NN-PTNT (NHNo) Đồng Tháp rất quan tâm thực hiện chương trình hỗ trợ nông dân bằng cách cho vay lưu vụ và mua máy móc nông nghiệp; đặc biệt là từ khi ĐBSCL bắt tay vào SX vụ lúa TĐ, tăng lên 3 vụ/năm.

Ông Nguyễn Ngọc Rạng - GĐ NHNo tỉnh Đồng Tháp cho biết: Những năm qua, UBND tỉnh rất quan tâm và đồng tình ủng hộ ngân hàng thực hiện chương trình hỗ trợ nông dân vay vốn theo 2 hình thức, vay lưu vụ và vay hỗ trợ mua máy móc thiết bị nông nghiệp. Cả 2 hình thức vay này đang phát triển rất tốt, giúp nông dân tỉnh nhà có điều kiện cải thiện SX nông nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao mức sống sinh hoạt gia đình.

Vốn vay do ngân hàng thực hiện, luôn đảm bảo đủ chỉ tiêu cần vay cho 100% nông dân. Thậm chí chúng tôi còn khuyến khích và tạo điều kiện để nông dân có thể tiếp cận được nhiều nguồn vốn khi có yêu cầu SX thích hợp.

Phía ngân hàng hỗ trợ bằng cách giảm các khâu thủ tục rườm rà. Với nông dân, họ chỉ cần đến nộp hồ sơ để ngân hàng xem xét và sau đó nếu được chỉ còn việc ký nhận vốn vay; thay vì trước đây phải làm nhiều công đoạn thủ tục, phải thông qua chính quyền cơ sở, địa phương, tốn nhiều thời gian đi lại của nông dân và vay không được chế độ ưu đãi với lãi suất hàng tháng ở mức cao.

Ngoài ra, yêu cầu chỉ cần hàng tháng họ đến đóng lãi đầy đủ sẽ được tiếp tục vay vốn sang vụ kế tiếp, giảm được khâu làm lại hồ sơ vốn vay.

Thưa ông, chủ trương vay lưu vụ được ngân hàng vận dụng như thế nào?

Chủ trương vay lưu vụ vận dụng trên số dư nợ 51% trở lên của ngân hàng. Đối tượng cho vay là nông dân có điều kiện trong SXNN như canh tác lúa, hoa màu, chăn nuôi và gần đây được mở rộng sang đối tượng vay “lưu gốc” (vay trên cơ sở vườn có trồng cây ăn trái có gốc như xoài, cam, quýt, dừa, nhãn, măng cụt). Hình thức này được nông dân trong tỉnh hết sức đồng tình và tham gia nhiệt tình.

Kết quả chúng tôi đã thực hiện vốn vay lưu vụ cho nông dân gần 970 tỷ đồng với số hộ được vay trên 28.000 hộ. Để giảm áp lực không cho quá tải, chúng tôi cần có cách thức cho vay nhanh lẹ, thủ tục hồ sơ đơn giản, không mất nhiều thời gian chờ đợi của nông dân.

Có điều, để cầm chắc vốn cho vay không thành nợ xấu của ngân hàng, đòi hỏi bộ phận thẩm tra, xét duyệt của chúng tôi phải làm việc hết sức cẩn thận. Và tính đến tháng 10/2012 nợ xấu của ngân hàng 0,69%, số dư nợ 35/5.600 tỷ đồng.

Cho vay lưu vụ là giải pháp giúp nông dân không phải vay nóng bên ngoài với lãi suất cao?

Từ khi có hình thức vay lưu vụ, chúng tôi đã giúp nông dân trong canh tác mùa vụ tránh được tình trạng vay nóng bên ngoài, vay chợ đen lãi suất cao; tránh được trung gian qua cò tín dụng và không để tình trạng nông dân phải bán sản phẩm non, bán khi rớt giá. Cho nông dân vay vốn, chúng tôi rất yên tâm. Đối tượng vay của chúng tôi phần lớn là nông dân, chiếm 86%.

Mặt khác, để mở rộng và đa dạng hình thức vay vốn của nông dân, NHNo Việt Nam đang lấy ý kiến của các chi nhánh và chúng tôi cũng sẽ nghiên cứu, đề xuất ý kiến về trên để các năm tiếp theo làm sao mở rộng thêm, tạo được loại hình vay đa dạng và phong phú hơn, nhằm đáp ứng tốt cho từng điều kiện của bà con nông dân khi cần vốn vay SX.

Nhìn chung, ngân hàng vẫn kiểm soát chặt đồng vốn của ngành, hàng năm tỷ lệ quá hạn chỉ chiếm tối đa 30% trên tổng nợ xấu. Mấy năm nay, ngân hàng thực hiện vốn vay lưu vụ cho các huyện trong tỉnh đều rất thuận lợi; không gặp khó khăn về vốn vay; việc thu hồi vốn mau và cũng ít gặp rủi ro trong thu hồi vốn. Phương châm của chúng tôi là tránh gây phiền hà cho nông dân, nhất là thời gian cao điểm vào các vụ.

Được biết, ngoài vốn vay lưu vụ, ngân hàng còn tích cực cho nông dân vay mua máy gặt đập liên hợp (GĐLH) và làm lò sấy lúa (LSL)?

Tính đến tháng 10/2012, chúng tôi đã cho 12 đơn vị trong tỉnh vay tổng số tiền lên đến trên 170 tỷ đồng để mua 654 máy GĐLH và gần 88 tỷ đồng để thực hiện 47 LSL và 3 kho lương thực.

Trong số này, ngân hàng hỗ trợ lãi suất mua 10 LSL cho địa phương huyện Tháp Mười, 2 LSL cho 2 huyện Hồng Ngự, Châu Thành và 3 kho lương thực cho Hội sở, cùng 80 máy GĐLH cho hầu hết các địa phương huyện, trong đó nhiều nhất là 2 huyện Tháp Mười (38 máy) và Cao Lãnh (18 máy); các huyện còn lại mỗi địa phương vay mua 3 - 6 máy. Số còn lại là cho vay không hỗ trợ lãi suất xây dựng 35 LSL và mua 574 máy GĐLH với số tiền lên đến trên 171 tỷ đồng.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm