| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất lúa gạo đi đôi với giảm phát thải khí nhà kính

Thứ Sáu 26/03/2021 , 14:56 (GMT+7)

Việc sản xuất lúa gạo kết hợp giảm thiểu phát thải khí nhà kính sẽ mang lại lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường một cách bền vững.

Hội thảo 'Xác định ưu tiên thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) trong sản xuất lúa gạo' ngày 26/3 tại Hà Nội. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hội thảo “Xác định ưu tiên thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) trong sản xuất lúa gạo” ngày 26/3 tại Hà Nội. Ảnh: Phạm Hiếu.

Ngày 26/3 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT phối hợp với Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI), Mạng lưới Trung tâm Công nghệ Khí hậu (CTCN) và Liên minh Khí hậu và Không khí sạch (CCAC) tổ chức Hội thảo 'Xác định ưu tiên thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) trong sản xuất lúa gạo' .

Đây là hội thảo đầu tiên nhằm hỗ trợ lập kế hoạch thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam cho ngành lúa gạo. Với mục đích xác định các giải pháp ưu tiên để thực hiện NDC trong sản xuất lúa gạo, hội thảo đã làm nổi bật các kịch bản để giảm thiểu phát thải khí nhà kính và mang lại lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường một cách bền vững.

Ngành lúa gạo có vị trí quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp và nông thôn, đóng góp cho đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, ảnh hưởng đến đời sống của số đông nông dân, an sinh và ổn định xã hội và là ngành có lợi thế về điều kiện sinh thái gắn với các giá trị văn hóa và di sản của nền văn minh lúa nước lâu đời.

Tuy nhiên, sự phát triển của ngành lúa gạo đang đứng trước các thử thách do hiệu quả thấp, thâm dụng tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, tác động tới biến đổi khí hậu, đặc biệt những vùng đồng bằng sản xuất lúa trọng điểm.

Để vượt qua thử thách, phát huy lợi thế, giữ vững vị trí quan trọng của lĩnh vực trồng trọt, ngành lúa gạo cần được tiếp thực tái cơ cấu đến năm 2025 và 2030 nhằm đáp ứng những yêu cầu mới cho sự phát triển cao hơn và bền vững hơn. Ngày 26/01/2021, Bộ NN-PTNT đã ban hành Quyết định số 555/QĐ-BNN-TT Phê duyệt Đề án "Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2025 và 2030”.

Cục trưởng Cục Trồng trọt ông Nguyễn Như Cường (phải) đánh giá cao vai trò của IRRI và ông Ole Sander (trái), Trưởng Đại diện IRRI tại Việt Nam. Ảnh: Phạm Hiếu.

Cục trưởng Cục Trồng trọt ông Nguyễn Như Cường (phải) đánh giá cao vai trò của IRRI và ông Ole Sander (trái), Trưởng Đại diện IRRI tại Việt Nam. Ảnh: Phạm Hiếu.

Mục tiêu tổng quát của Đề án là tiếp tục cơ cấu lại ngành lúa gạo theo hướng nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững với các mục tiêu:Đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, làm nòng cốt cho đám bảo an ninh lương thực quốc gia; nâng cao chất lượng, giá trị dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đồng thời, hình thành và nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo; thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu; sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao thu nhập của nông dân và lợi ích cho người tiêu dùng; xuất khẩu gạo theo chất lượng cao và giá trị cao...

Việt Nam đã đệ trình Cam kết đóng góp do quốc gia tự quyết định cập nhật (NDC cập nhật) vào tháng 9 năm 2020, tăng mức mục tiêu cam kết với nhiều kỳ vọng đóng góp từ ngành nông nghiệp. Tại Hội thảo, IRRI đã phân tích các kịch bản thực hiện NDC trong ngành lúa gạo.

Theo đó, IRRI đã xây dựng và phân tích ba kịch bản thực hiện NDC ngành lúa gạo thông qua chuyển đổi diện tích trồng lúa từ canh tác truyền thống sang áp dụng '1 phải 5 giảm', (1P5G) bao gồm AWD hoặc áp dụng kỹ thuật rút nước giữa vụ tại hai vùng ĐBSH và ĐBSCL.

Các kịch bản cho thấy lợi ích đáng kể của hai gói kỹ thuật này, giúp nông dân tăng thu nhập ròng thông qua giảm chi phí canh tác lúa; lợi ích sức khỏe và môi trường; tiềm năng kinh tế lớn từ tín dụng carbon khi thị trường mua bán carbon hình thành tại Việt Nam.

Để hỗ trợ thực hiện các kịch bản này, IRRI đã phối hợp với CCAC, CTCN và Chương trình Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Nông nghiệp, và An ninh lương thực (CCAFS) xây dựng bộ công cụ hỗ trợ lập kế hoạch thực hiện NDC gồm: MapAWD – công cụ lập bản đồ thích hợp áp dụng kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ (AWD), SECTOR – công cụ tính phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa, và COMPARE – công cụ phân tích chi phí – lợi ích của các biện pháp giảm phát thải trong canh tác lúa.

Thông qua hội thảo, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) đã ghi nhận các đề xuất giải pháp giảm phát thải trong cach tác lúa cũng như các thông tin kỹ thuật đầu vào do IRRI và các đối tác đã thảo luận tại hội thảo để xây dựng kế hoạch thực hiện NDC trong sản xuất lúa gạo.

Trong quá trình này, Cục Trồng trọt đánh giá cao vai trò của IRRI và các tổ chức trong nước và quốc tế trong việc hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ NN-PTNT cũng như liên kết các đối tác và khối doa nghiệp nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong ngành lúa gạo của Việt Nam.

Giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất lúa gạo sẽ mang lại lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường một cách bền vững. Ảnh: Phạm Hiếu.

Giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất lúa gạo sẽ mang lại lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường một cách bền vững. Ảnh: Phạm Hiếu.

Sản xuất kinh doanh lúa gạo đóng vai trò quan trọng trong nền phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Sản xuất lúa gạo cũng là nguồn thu nhập và cung cấp lương thực chính của các hộ nông dân nên chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nông dân và nông thôn gắn liền với phát triển ngành hàng lúa gạo.

Trong gần ba thập kỷ qua nhờ đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo, không những góp phần đảm bảo An ninh lương thực trong nước mà hàng năm còn tham gia xuất khẩu với kim ngạch đáng kể và đóng góp không nhỏ cho ngân sách quốc gia.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.