| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất thành công cá quốc ngư Nhật Bản

Thứ Ba 10/12/2019 , 10:15 (GMT+7)

Từ 115 con cá Koi giống ban đầu do Nhật Bản tặng vào cuối năm 2017, đến nay, Bình Định đã hình thành nên Trung tâm cá Koi Nhật Bản - Bình Định. 

Hiện trung tâm đang lai tạo và nuôi dưỡng 5.000 con cá Koi nhiều dòng khác nhau, đồng thời nuôi ương nâng cấp từ 2.000 đến 4.000 con cá nhập về từ Nhật Bản.

Cá Koi có tại Bình Định nhờ… cá ngừ đại dương

 

 Cá Koi Nhật Bản trong ao nuôi tại Trung tâm cá Koi Nhật Bản - Bình Định.

Ông Nguyễn Thế Vũ, Phó Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp Bình Định, nhớ lại: Trong thời gian sang Bình Định thực hiện dự án chuyển giao công nghệ đánh bắt cá ngừ đại dương Nhật Bản cho ngư dân Bình Định, vào cuối tháng 10/2015, ông Kato Hiroshi, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Shakai (Nhật Bản) đã tặng cho Bình Định 15 con cá Koi Nhật Bản giống để nuôi thử nghiệm, mỗi con nặng từ 90 - 100gam.

Nhận thấy 15 con cá nuôi thử nghiệm phát triển tốt trong môi trường sống tại Bình Định, cuối năm 2017, Hội Hữu nghị Nhật - Việt tại Sakai (Nhật Bản) tiếp tục hỗ trợ thêm cho Bình Định 100 con cá Koi giống để nhân rộng quy mô nuôi.

Trên cơ sở đó, Bình Định xây dựng Trung tâm cá Koi Nhật Bản - Bình Định tại Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu đặt tại thôn Lộc Thái, xã Mỹ Châu (huyện Phù Mỹ, Bình Định) với diện tích 5ha vừa khánh thành vào ngày 21/10 vừa qua.

Sở NN-PTNT Bình Định giao 15 con cá Koi giống nói trên cho Trung tâm Giống thủy sản Bình Định (nay là Trung tâm Giống nông nghiệp Bình Định) nuôi tại Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu (huyện Phù Mỹ).

“Ban đầu, chúng tôi nuôi cá Koi theo phương thức cách ly để chúng dần quen với nhiệt độ ở Bình Định. Cá Koi được nuôi trong phòng lạnh, tăng dần nhiệt độ trong nước từ 17 - 28 độ C. Sau 4 tháng nuôi thử nghiệm, cá Koi sinh trưởng, phát triển tốt. Sau đó chúng dần thích nghi với môi trường và điều kiện thời tiết, khí hậu tại nơi ở mới.

Khi được thả ra môi trường ao nuôi, cá đã phát triển dài 20cm, to 35cm, nặng 700gram/con. Nuôi khoảng 1 năm cá Koi phát triển trên 1kg/con. Cá Koi được xem là quốc ngư của đất nước Nhật Bản. Loài cá này có nhiều màu sắc trông rất đẹp, tuổi thọ cao, cá trưởng thành có thể đạt trọng lượng từ 20 - 30kg/con, có gái trị rất cao”, ông Vũ cho biết.

 

Quốc ngư Nhật Bản khẳng định trên đất Bình Định

 

Ngài Umeda Kunio, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam (thứ 2 từ trái sang) cùng các thành viên đoàn đại biểu Nhật Bản và các lãnh đạo Bình Định cắt băng khánh thành Trung tâm cá Koi Nhật Bản - Bình Định vào ngày 21/10 vừa qua.

Hiện Trung tâm cá Koi Nhật Bản – Bình Định có khu ao nuôi với 34 ao ương nuôi các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cá Koi; khu trưng bày sản phẩm với 18 bể nuôi có hệ thống tiệt trùng bằng tia UV và lọc sinh học tuần hoàn.

Đến nay, Trung tâm đã lai tạo và nuôi dưỡng 5.000 con cá Koi các dòng: Kohaku, Kujaku, Jamabuki ogon, Doisu Jamabuki, Matsuba, Chagoi, Ochiba, Shusui, Sanke, Orenri ogon, Benigo. Hàng năm có thể cung cấp cho thị trường từ 1.000- 3.000 con và ương nâng cấp từ 2.000- 4.000 con cá nhập từ Nhật Bản.

Câu chuyện Bình Định nuôi thành công cá Koi Nhật Bản đã thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp của Việt Nam và Nhật Bản. Ví như Cty Trang trại Cá Koi Konishi Nhật Bản đã ký bản ghi nhớ với Trung tâm Giống nông nghiệp Bình Định về việc cung cấp các dòng cá Koi và vật tư, hóa chất, thuốc phòng bị bệnh gây hại cá Koi; hỗ trợ kỹ thuật nuôi ương, chẩn đoán, phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên loại cá này theo công nghệ Nhật Bản. Cty Trang trại Cá Koi Konishi Nhật Bản cũng sẽ hỗ trợ Trung tâm quảng bá hình ảnh cá Koi mang thương hiệu Bình Định - Nhật Bản.

 Cty Trang trại Cá Koi Konishi Nhật Bản ký bản ghi nhớ với Trung tâm Giống nông nghiệp Bình Định.

Ngoài ra, Cty TNHH Thương mại Xây dựng T.M.N (Bình Định) cũng ký bản ghi nhớ với Trung tâm Giống nông nghiệp Bình Định về quảng bá và tiêu thụ cá Koi; xây dựng chuỗi liên kết nuôi và phát triển cá Koi; hợp tác xây dựng dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, thiết kế và thi công các hồ cá Koi; dịch vụ chăm sóc, phòng và trị bệnh cho cá Koi.

Hàng loạt doanh nhiệp khác như: Cty TNHH Thương mại Xây dựng T.M.N, Cty CP Đầu tư và Phát triển hệ thống PMAXLAND Bình Định, Cty CP Milli SG Group (TP Hồ Chí Minh), Cty CP Phương Mai Bay (Bình Định), Cty TNHH Xây dựng Dịch vụ Nghĩa trang An Lộc Phát (Bình Định) cùng thống nhất sử dụng sản phẩm cá Koi của Trung tâm Giống nông nghiệp Bình Định vào các dự án của các doanh nghiệp.

Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, ngài Umeda Kunio, không khỏi ngỡ ngàng khi tận mắt chứng kiến những con cá Koi đến từ đất nước Nhật Bản đang sống tốt trên đất Bình Định.

“Cá Koi là cá chép đặc biệt, màu sắc đẹp, tuổi thọ cao, là biểu tượng của khỏe may mắn và thành đạt, vì thế loài cá này được người dân Nhật Bản rất trân quý. Hiện cá Koi được cả thế giới ưa chuộng. Trung tâm cá Koi Nhật Bản - Bình Định là điểm giao lưu văn hóa, thể hiện tinh thần hợp tác hữu nghị giữa Nhật Bản và Bình Định”, Ngài Umeda Kunio khẳng định.

“Mục tiêu mà chúng ta phấn đấu là xây dựng và phát triển thành công 1 biểu tượng văn hóa Nhật Bản trên quê hương Bình Định. Để đạt được điều đó, UBND tỉnh giao Sở NN-PTNT xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Trung tâm cá Koi Nhật Bản – Bình Định một cách cụ thể; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện đề án liên doanh, liên kết nhằm quảng bá sâu rộng cá Koi Nhật Bản – Bình Định. Mặt khác, xây dựng chuỗi liên kết nuôi và phát triển cá Koi và các dịch vụ kèm theo”, ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Mùa vàng trên cánh đồng sạ cụm

QUẢNG BÌNH Mô hình gieo sạ lúa bằng máy tại Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hàm Hòa trong vụ đông xuân 2023 - 2024 với diện tích trên 10ha cho hiệu quả lớn…

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm