| Hotline: 0983.970.780

Sau tiếng động lớn, cáp cẩu quật trúng người phụ nữ mang thai

Thứ Tư 13/05/2015 , 09:05 (GMT+7)

Giật mình vì tiếng động, người phụ nữ mang thai 8 tháng chưa kịp định thần thì bị dây thép cẩu quật trúng người./ Dầm thép tuyến Metro Hà Nội bất ngờ rơi xuống đường

Vài phút sau vụ sập cẩu tháp tại công trường đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội, chị Hồng Nhung (Hà Đông, Hà Nội), một trong hai nạn nhân đi xe máy bị dây thép cần cẩu rơi trúng người, thất thần ngồi cách hiện trường không xa. Áo chị hằn vết dầu màu đen của sợi cáp.

Rơm rớm nước mắt, chị Nhung cho hay vừa qua ngã tư thì nghe tiếng động lớn làm giật mình. Chưa kịp nhìn xung quanh, chị bỗng bị dây cáp giáng trúng xe và người khiến ngã nhào ra đường.

“Nhìn lên, tôi kinh hãi khi thấy trước mắt là chiếc cần cẩu dài hơn chục mét đổ sập vào ngôi nhà ven đường. Dù đau đớn, tôi cũng cố hết sức để đứng dậy", Nhung kể.

Người phụ nữ đang mang bầu tháng thứ 8 này nghĩ mình đã may mắn khi không bị thương nặng và vùng bụng không ảnh hưởng. Một thanh niên khác cũng gặp nạn cách điểm chị Nhung ngã khoảng một mét. Sau khi làm việc với cảnh sát, chị Nhung được đưa đến bệnh viện kiểm tra. Còn người thanh niên đã rời hiện trường.


Điểm bị gãy gập có nhiều vết hoen rỉ. Ảnh: Phương Sơn.

Đứng trong cửa hàng điện thoại cách hiện trường vài mét, anh Tạ Quang Quy chứng kiến chiếc cần cẩu lớn di chuyển từ công trường ra đường. Sau tiếng kêu rắc rắc thì nó đổ rầm xuống cột điện và tầng hai cửa hàng vàng. "Có tiếng nổ và tia lửa bắn văng tung toé. Người trong hai cửa hàng hốt hoảng tháo chạy ra ngoài", anh kể.

Anh cho rằng hai nạn nhân may mắn chỉ bị sợi cáp rơi trúng, "chứ cả cần cẩu sập xuống thì mọi chuyện đã rất tệ".

Tại hiện trường, chiếc xe cẩu bị sập nằm sát với máy xúc trong công trường, cánh tay cẩu đè lên tay máy xúc. Mái tôn tầng hai cửa hàng vàng cùng biển quảng cáo vỡ nát. Cửa hàng sơn bên cạnh bị hư hại nhẹ mái hiên và biển hiệu.


Lực lượng cứu hộ cắt những thanh sắt để giải phóng hiện trường. Ảnh: Phương Sơn.

Ít giờ sau tai nạn, lãnh đạo thành phố Hà Nội và lãnh đạo ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội có mặt tại hiện trường chỉ đạo khắc phục sự việc.

Trước đó chiều 10/5, cũng trên tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội đoạn qua phường Cầu Diễn (Nam Từ Liêm, Hà Nội), một chiếc cừ sắt đã rơi ra đường khiến hai người đi xe máy bị ảnh hưởng. Sau sự cố, Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội đã ra quyết định dừng hoạt động 8 nhà ga do nhà thầu Posco đảm nhận trong vòng 3 ngày. Lãnh đạo thành phố Hà Nội đã phê bình Ban quản lý dự án đường sắt Metro, phê bình nhà thầu tư vấn vì để xảy ra sự cố.

Tuyến đường sắt đô thị thí điểm đoạn Nhổn - Ga Hà Nội là dự án trọng điểm của thành phố Hà Nội nhằm tăng cường năng lực cho hệ thống giao thông công cộng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2018 và vận hành năm 2019.

Tuyến đường có chiều dài 12,5 km, gồm 8,5 km đi trên cao từ Nhổn đến Kim Mã và 4 km đi ngầm từ Kim Mã đến ga Hà Nội, với 8 ga trên cao, 4 ga ngầm và một khu depot tại Nhổn.

 

VnExpress

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm