Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, hiện nay cả nước vẫn còn 2,8 triệu hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, nông hộ, chiếm tới 48% sản lượng thịt lợn |
Theo khuyến cáo của Tổ chức Thú y thế giới OIE và Nông lương Liên hợp quốc FAO hiện nay trên thế giới dịch tả lợn châu Phi (ASF) chưa có vắc xin, chưa có thuốc và phác đồ điều trị nên toàn bộ việc phòng chống dịch phải dựa vào chăn nuôi an toàn sinh học.
Kinh nghiệm bùng phát dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam đến thời điểm hiện nay cho thấy, đa phần dịch xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ, từ đó cho thấy an toàn sinh học và vệ sinh thú y đối với chăn nuôi nhỏ lẻ tại Việt Nam hiện còn rất thấp.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, chăn nuôi nông hộ đã và đang vẫn đóng một vài trò lịch sử nhất định với ngành chăn nuôi Việt Nam, chưa thể bỏ ngay trong ngày một ngày hai được nên trong Luật Chăn nuôi đã được Quốc hội thông qua, dự kiến chính thức có hiệu lực đầu năm 2020 đã quy định rất rõ các điều kiện, quy định về thú y, an toàn thực phẩm đối với chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ.
Do đó, trên cơ sở Luật Chăn nuôi, các tài liệu khuyến cáo của OIE và FAO, đặc biệt là kinh nghiệm phòng chống dịch tả lợn châu Phi của các Bộ, ban, ngành, địa phương từ đầu năm đến nay, Bộ NN-PTNT sẽ giao Cục Thú y và Cục Chăn nuôi sớm xây dựng những mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh đối với nhóm chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi nhỏ lẻ trên tinh thần “sống chung với dịch” trong lúc chờ nghiên cứu sản xuất thương mại thành công vắc xin dịch tả lợn châu Phi.
Trên tinh thần “sống chung với dịch” trong lúc chờ nghiên cứu sản xuất thương mại thành công vắc xin dịch tả lợn châu Phi, Bộ NN-PTNT sẽ giao Cục Thú y và Cục Chăn nuôi sớm xây dựng những mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh đối với nhóm chăn nuôi nông hộ |
Theo báo cáo của Cục Thú y, tính đến thời điểm hiện tại, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 23 tỉnh, thành phố, tổng số lợn mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh đã tiêu hủy là 73.000 con. Hiện tại, có 3 ổ dịch tả lợn Châu Phi đã qua 30 ngày chưa phát sinh ổ dịch mới (xã Đức Hợp, Kim Động, Hưng Yên; Phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội; Xã Đại Đồng, Tứ Kỳ, Hải Dương), đủ điều kiện để công bố hết dịch. |