| Hotline: 0983.970.780

'Sếp' WHO bị tố giấu dịch ở quê nhà

Thứ Hai 13/04/2020 , 12:49 (GMT+7)

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bị cáo buộc không ghi lại 3 lần dịch tả bùng phát ở nước nhà thời ông còn là Bộ trưởng Y tế Ethiopia.

Tổng giám đốc WHO, bác sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters.

Tổng giám đốc WHO, bác sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: Reuters.

Bác sĩ Tedros bị buộc tội từ chối ghi lại dịch tả ở Ethiopia trong ba đợt bùng phát riêng biệt vào năm 2006, 2009 và 2011. Ông là Bộ trưởng Y tế của đất nước từ năm 2005 đến 2012 trước khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao trong bốn năm (từ 2012 đến 2016).

Trong một cuộc phỏng vấn với New York Times năm 2017, giáo sư Larry Gostin, một chuyên gia y tế toàn cầu, hiện là Giám đốc Trung tâm Hợp tác của WHO về Luật Sức khỏe Cộng đồng & Nhân quyền, đã đưa ra cáo buộc trên.

Trong bài phỏng vấn, ông Gostin lo ngại WHO "có thể mất tính chính danh" khi được điều hành bởi đại diện một quốc gia từng che giấu dịch bệnh.

Bác sĩ Tedros, 55 tuổi, chiến thắng trong cuộc đua trở thành Tổng giám đốc WHO năm 2017, nhưng nhiều tháng sau khi nhậm chức, ông bị buộc tội là "đồng lõa" trong một thất bại khác khi ghi nhận dịch tả, lần này là ở Sudan, nước láng giềng của Ethiopia.

Vào tháng 9/2017, một nhóm bác sĩ Hoa Kỳ chuyên về các bệnh truyền nhiễm, viết một bức thư ngỏ tới bác sĩ Tedros cáo buộc ông và WHO từ chối phân loại một ổ dịch tả ở Sudan để bảo vệ danh tiếng của mình.

Các bác sĩ đã viết: "Sự im lặng của ông về những gì rõ ràng là đợt dịch tả lớn ở Sudan càng ngày càng trở nên đáng trách hơn. Việc ông từ chối vận chuyển mẫu phân của nạn nhân từ Sudan đến Geneva để xác nhận chính thức dịch tả khiến ông hoàn toàn đồng lõa với sự đau khổ và cái chết khủng khiếp đang tiếp tục lan rộng, ngoài tầm kiểm soát. Các báo cáo mới hàng ngày xác nhận rằng đây rõ ràng là dịch tả".

"Lịch sử dịch bệnh này chắc chắn sẽ ghi lại tội lỗi không thể tha thứ của ông".

Cả hai vụ dịch ở Ethiopia và ở Sudan đều được phân loại là "bệnh tiêu chảy cấp tính" chứ không phải "bệnh tả". Vào thời điểm đó, người ta cáo buộc rằng bằng cách tránh gọi dịch "cholera (dịch tả)", Bác sĩ Tedros bảo vệ cho ngành du lịch đang phát triển ở Ethiopia, nơi ông tiếp tục trở thành Bộ trưởng Ngoại giao cho đến năm 2016.

WHO bảo vệ việc xử lý ổ dịch tại Sudan, khẳng định rằng bất cứ căn bệnh nào được gọi tên gì đều không có sự khác biệt trong việc hành động giải quyết nó.

Bác sĩ Tedros nói với New York Times vào năm 2017 rằng ông mạnh mẽ phủ nhận cáo buộc giấu dịch. Ông nói mình là nạn nhân của một chiến dịch bôi nhọ vào phút cuối nhằm ngăn mình tranh cử Tổng giám đốc WHO. "Các vụ dịch xảy ra tại những vùng hẻo lánh ở Ethiopia, nơi thử nghiệm trong phòng thí nghiệm rất khó khăn", ông trả lời trong bài báo.

Giáo sư Gostin, được liên lạc bởi Telegraph tuần trước, đã từ chối bình luận thêm, giải thích cuộc phỏng vấn đã diễn ra một thời gian dài trước đây.

Bác sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus và cơ quan y tế thế giới mà ông điều hành đã trở thành mục tiêu cho sự tức giận của Mỹ đối với cuộc khủng hoảng Covid-19. Tổng thống Donald Trump cho biết tuần trước ông đang xem xét giảm tài trợ của Mỹ cho WHO và cáo buộc lãnh đạo của họ "thiên vị Trung Quốc".

Tiến sĩ Tedros từng ca ngợi chiến lược phong tỏa của Trung Quốc và khăng khăng rằng điều đó giúp "câu giờ" cho toàn thế giới.

(Theo Telegraph)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất