| Hotline: 0983.970.780

Sóc Trăng chống sạt lở bãi bồi để giữ rừng phòng hộ

Thứ Hai 14/10/2024 , 10:26 (GMT+7)

Khu vực bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng bị biến động rất lớn do sạt lở, làm mất hàng chục ha rừng mỗi năm, cần có giải pháp bảo vệ để giữ rừng. 

Sạt lở đe dọa rừng phòng hộ ven biển

Ông Trần Trọng Khiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Sóc Trăng cho biết, toàn tỉnh có diện tích rừng hơn 10.300ha. Trong đó, chủ yếu là rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển với diện tích gần 6.796ha, rừng đặc dụng gần 300ha, còn lại là rừng sản xuất.

Kè chống sạt lở, gây bồi tạo bãi, giúp ngành nông nghiệp Sóc Trăng khôi phục lại diện tích rừng phòng hộ ven biển. Ảnh: Trung Chánh.

Kè chống sạt lở, gây bồi tạo bãi, giúp ngành nông nghiệp Sóc Trăng khôi phục lại diện tích rừng phòng hộ ven biển. Ảnh: Trung Chánh.

Rừng phòng hộ tại tỉnh Sóc Trăng chủ yếu là rừng ngập mặn ven biển. Toàn tỉnh có 72km bờ biển chạy dài từ cửa sông Định An đến giáp ranh tỉnh Bạc Liêu, được bao phủ bởi đai rừng phòng hộ, tùy theo khu vực mà độ dày, mỏng của đai rừng phòng hộ có chiều rộng khác nhau. Tại huyện Cù Lao Dung, đai rừng từ cửa sông Định An đến cửa sông Trần Đề tính từ chân đê ra biển có bề rộng từ 200m đến khoảng 1.900m.

Một khu vực bãi bồi ven biển được tỉnh Sóc Trăng trồng và khôi phục thành công rừng phòng hộ ven biển. Ảnh: Trung Chánh.

Một khu vực bãi bồi ven biển được tỉnh Sóc Trăng trồng và khôi phục thành công rừng phòng hộ ven biển. Ảnh: Trung Chánh.

Tuy nhiên, tại thị xã Vĩnh Châu thì đai rừng mỏng hơn và có nhiều biến động do bị sạt lở. Một số đoạn sạt lở đến chân đê như đoạn từ K41 – K45 thuộc xã Vĩnh Hải và đoạn từ ranh Bạc Liêu đến cống số 2. Số liệu cho thấy bãi bồi ven biển tỉnh Sóc Trăng bị biến động rất lớn. Chỉ tính riêng trong năm 2023, đã có hơn 42,5ha rừng phòng hộ ven biển tại khu vực này bị sạt lở.  

Do đó, cần có các giải pháp như kè chống sạt lở, gây bồi tạo bãi để trồng rừng, khôi phục lại diện tích rừng đã mất. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, ngành chuyên môn và gười dân đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng. Qua đó, thấy rõ được vai trò đặc biệt quan trọng của rừng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Giao khoán đất rừng cho dân đồng quản lý

Giao đất, giao rừng để cho rừng thật sự có chủ quản lý. Hiện nay, tại Sóc Trăng, ngoài diện tích rừng sản xuất và khoảng 500ha rừng phòng hộ được giao, còn lại là chưa được giao đất, giao rừng. Tỉnh xúc tiến thành lập Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển để tiếp nhận nguyên trạng diện tích rừng và đất rừng hiện do UBND cấp xã quản lý. Từ đó, rừng phòng hộ ven biển của tỉnh sẽ có chủ quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững.

Sau khi được đầu tư kè chắn sóng, tạo bãi bồi, người dân ven biển Sóc Trăng tích cực tham gia trồng, phục hồi rừng ngập mặn. Ảnh: Trung Chánh.

Sau khi được đầu tư kè chắn sóng, tạo bãi bồi, người dân ven biển Sóc Trăng tích cực tham gia trồng, phục hồi rừng ngập mặn. Ảnh: Trung Chánh.

Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng nhằm thực thi hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Khảo sát, nắm rõ hiện trạng đất bãi bồi có tiềm năng phát triển rừng. Đồng thời, tranh thủ các nguồn vốn phát triển rừng của Trung ương, của các tổ chức phi chính phủ để xây dựng dự án bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh. Xây dựng vườn ươm đạt chất lượng nhằm cung cấp cây giống cho trồng rừng ngập mặn.

Mô hình nuôi tôm – rừng là mô hình phát triển kinh tế bền vững. Sở NN-PTNT Sóc Trăng đã có định hướng phối hợp với các dự án bảo vệ và phát triển rừng để triển khai thực hiện. Tuy nhiên, để thực hiện được thì rừng phải được giao, có chủ thể quản lý. Chủ rừng sẽ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, trong phương án quản lý rừng bền vững sẽ thể hiện các mô hình, các giải pháp phát triển kinh tế dưới tán rừng, mô hình nuôi tôm – rừng là một trong các giải pháp trong phương án quản lý rừng bền vững.

Giữ ổn định diện tích rừng hiện có và phát triển thêm diện tích rừng phòng hộ là nhiệm vụ xuyên suốt trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Nhằm duy trì và tăng độ che phủ rừng của Sóc Trăng từ mức 2,53% hiện nay, lên đạt 3% theo quy hoạch được phê duyệt.

Xem thêm
Ngành gỗ Bình Định đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD

Cục Hải quan Bình Định vừa đối thoại với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định về những vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan khi tham gia xuất nhập khẩu.

Gia Lai trải ‘thảm đỏ’ cho các dự án đầu tư trồng rừng

Với mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng đạt 49,2%, tỉnh Gia Lai đang chủ trương trải 'thảm đỏ' đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng.

Phú Yên ứng dụng công nghệ quản lý, bảo vệ rừng

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên đang ứng dụng những giải pháp công nghệ nhằm giúp cán bộ, nhân viên trong ngành hoàn thành nhiệm vụ.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất