| Hotline: 0983.970.780

Sóc Trăng chuyển đổi theo vùng sinh thái đặc thù

Thứ Năm 12/11/2020 , 06:15 (GMT+7)

Tỉnh Sóc Trăng triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp dựa trên điều kiện tự nhiên và tài nguyên bản địa để nâng cao giá trị sản phẩm...

Nằm ở vùng hạ lưu sông Hậu, tỉnh Sóc Trăng như một điển hình sống động trong vận dụng phát huy lợi thế sản phẩm cây trồng, vật nuôi đa dạng, phù hợp điều kiện tự nhiên của vùng sinh thái đặc thù ngọt - mặn - lợ.

Qua nhiều năm thực hiện chuyển đổi SX, ngành nông nghiệp Sóc Trăng đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực trồng trọt và thủy sản. Tỉnh đã bắt tay thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp nhằm thay đổi nhận thức, tập quán canh tác của nông dân, phát triển nền nông nghiệp hàng hóa., xây dựng chuỗi liên kết SX, tạo chuyển biến tích cực

Cụ thể, diện tích SX giống lúa chất lượng cao, lúa đặc sản (đặc biệt nhóm giống lúa ST) không ngừng được mở rộng, đến nay đạt trên 50% diện tích gieo trồng. Sản lượng lúa hằng năm đạt trên 2 triệu tấn. Đẩy mạnh cơ giới hóa nhằm giảm tổn thất, giá thành. Hiện toàn tỉnh có trên 1.000 máy gặt đập liên hợp, đạt 98% trong thu hoạch lúa. 

Đến nay, tỉnh Sóc Trăng có 546 cánh đồng lớn trên tổng diện tích hơn 58.800 ha. Trong đó, có 56 CĐL (30.100 ha), mỗi CĐL có diện tích trên 300 ha. Hơn 60 doanh nghiệp, đại lý ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với diện tích 58.300 ha, chiếm 17% diện tích gieo trồng của tỉnh.

Nông dân trong vùng dự án VnSAT được hỗ trợ xây dựng nhà kho chứa lúa. Ảnh: Hữu Đức.

Nông dân trong vùng dự án VnSAT được hỗ trợ xây dựng nhà kho chứa lúa. Ảnh: Hữu Đức.

Theo xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tỉnh Sóc Trăng thực hiện các mô hình trồng màu như mô hình rau màu trong nhà lưới, có hệ thống tưới phun tự động và phát triển vườn cây ăn trái trên 29.100 ha. Trong chăn nuôi, đàn gia súc, gia cầm có xu hướng chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi công nghiệp hoặc bán công nghiệp có kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm, phát triển chăn nuôi gia cầm theo mô hình công nghệ cao.

Đặc biệt, ở vùng nuôi tôm nước lợ, tỉnh Sóc Trăng đang chuyển hướng nhân rộng các mô hình nuôi tôm hiệu quả, giữ vững mô hình tôm - lúa huyện Mỹ Xuyên, mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn, nuôi tôm semi biofloc. Trong đó, một số doanh nghiệp đang triển khai dự án nuôi siêu thâm canh, mô hình nuôi tôm tuần hoàn, nuôi tôm kết hợp cá rô phi.

Nông nghiệp Sóc Trăng tăng trưởng thời gian qua vẫn chủ yếu theo hướng tăng diện tích, tăng vụ và chủ động được các yếu tố đầu vào như lao động, vốn, vật tư và và các nguồn lực tự nhiên khác. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu SX, tái cơ cấu nông nghiệp đối mặt với thách thức lớn là: Mâu thuẫn giữa mục tiêu xây dựng đội ngũ nông dân hiện đại. Đất đai manh mún, chỉ phù hợp với sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ...

Hiệu quả đầu tư vào nông nghiệp còn thấp, rủi ro cao, chưa hấp dẫn. Thời gian giao đất còn ngắn, quy hoạch sử dụng đất không ổn định. Khó thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước và vốn FDI vào nông nghiệp.

Theo GS.TS Trần Đức Viên, nguyên Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần tập trung vào chính sách phát triển khoa học công nghệ trong SX và chế biến nhằm giảm chi phí SX, tăng sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam ở thị trường trong nước và thế giới.

Đồng thời, dựa vào quy hoạch lại quỹ đất nông nghiệp cả nước, ở từng vùng hướng tới phát triển SX hàng hóa lớn, sản phẩm chủ lực. Đặc biệt, theo GS Viên, cần làm ngay việc tái cơ cấu trong giáo dục và đào tạo nghề nông nghiệp. Tái cơ cấu quản lý khoa học công nghệ, tái cơ cấu trong chính sách và thể chế quản lý phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.