| Hotline: 0983.970.780

Sóc Trăng: Hoàn thành nhiều công trình thủy lợi trước mùa khô

Thứ Ba 27/09/2022 , 17:37 (GMT+7)

Sóc Trăng đang vào mùa cao điểm mưa bão, triều cường, sạt lở. Trong khi các công trình thủy lợi gấp rút thi công để ngăn xâm nhập mặn, chuẩn bị vào vụ Đông Xuân.

Công trình trạm bơm Bà Xẩm. Ảnh: Hữu Đức.

Công trình trạm bơm Bà Xẩm. Ảnh: Hữu Đức.

Tỉnh Sóc Trăng nằm cuối dòng sông Hậu, tiếp giáp Biển Đông hơn 70 km. Đặc điểm địa hình thấp, chịu tác động trực tiếp bởi dông bão, triều cường và dòng chảy thay đổi… Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh liên tiếp xảy ra nhiều vụ sạt lở nghiêm trọng. Đặc biệt, thiên tai dông lốc trong mùa mưa gây thiệt hại tài sản, làm mùa màng thất thu.

Trước tình hình thiên tai xảy ra bất kể ngày đêm, không còn theo quy luật, ông Phạm Tấn Đạo – Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sóc Trăng, cho rằng công tác chủ động ứng phó trước mọi tình huống có thể xảy ra là cấp bách để giảm thiểu tối đa rủi ro, thiệt hại. Do đó, năm 2022 nhiều công trình trọng yếu được triển khai thi công, đẩy nhanh tiến độ. Cùng với các công trình thủy lợi nội đồng được tiến hành, nhiều công trình thủy lợi ngăn mặn, giữ ngọt đảm bảo an toàn sản xuất trước mùa khô phải “chạy đua” với thời gian để kịp hoàn thành trước vụ Đông Xuân.

Theo ông Đạo, trong những năm gần đây nông dân ở vùng sản xuất lúa thuộc địa bàn hai huyện Trần Đề, Long Phú thường bị đe dọa xâm nhập mặn vào mùa khô. Tuy nhiên đến tháng 9/2022 dự án Thủy lợi Kênh Long Phú-Tiếp Nhựt, trạm bơm cống Bà Xẩm đã hoàn thành, sẵn sàng phục vụ sản xuất cho vụ Đông Xuân sắp tới.

Đến nay, từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ tỉnh đã triển khai nhiều công trình thủy lợi. Hiện tỉnh nghiệm thu đưa vào sử dụng cống Ba Rẹt thuộc dự án hạ tầng thiết yếu phát triển nông nghiệp các vùng sản xuất tập trung, chủ động phòng chống hạn mặn với kinh phí 12 tỷ đồng. Tỉnh nghiệm thu đưa vào sử dụng cống Ngang Rô thuộc dự án đầu tư xây công trình, xây dựng hệ thống cống ngăn mặn và kênh trục thủy lợi tạo nguồn, trữ ngọt các địa bàn xung yếu của tỉnh, với kinh phí 30 tỷ đồng.

Hiện nay tỉnh Sóc Trăng hoàn thiện dự án chống sạt lở huyện Cù Lao Dung, với kinh phí 80 tỷ đồng. Cũng tại địa bàn huyện này dự án WB9 thực hiện nâng cấp trên 22,4 km đê biển, xây dựng mới 2 tuyến đê sông Cồn Tròn và Bến Bạ, chiều dài trên 39,8 km đê sông. Cùng lúc tỉnh triển khai dự án nâng cấp đê cồn huyện Kế Sách kinh phí 40 tỷ đồng…

Công trình xây mới cống ngăn mặn Long Phú. Ảnh: Hữu Đức.

Công trình xây mới cống ngăn mặn Long Phú. Ảnh: Hữu Đức.

Theo Chi cục Thủy lợi Sóc Trăng, thực hiện đầu tư các công trình trong năm 2022 tỉnh Sóc Trăng tiếp tục hoàn chỉnh các hạn mục chống hạn mặn được Chính phủ hỗ trợ như: Hoàn thiện 4 cống hở, gồm: Cống Long Phú, Cống Cà Dâm, Ba Kiệm, Kênh Ranh và sửa chữa 1 Cống Cái Oanh, xây dựng mới 2 trạm bơm Bà Xẩm ở huyện Long Phú, trạm bơm Phụ Nữ ở huyện Kế Sách. Đến nay trên địa bàn tỉnh nạo vét được 21 tuyến kênh có chiều dài trên 178 km.

Trong năm 2022, tỉnh triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng hệ thống hạ tầng chống ngập úng vùng trũng và phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn huyện Châu Thành, tổng mức đầu tư 89 tỷ đồng, thời hạn 2021-2025. Trong đó nạo vét 6,6 km kênh, xây dựng 5 trạm bơm, xây dựng mới 6 cống và 30 km đê bao. Từ đầu tháng 11/2021 tỉnh triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng hệ thống hạ tầng chống ngập úng vùng trũng và phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn huyện Mỹ Tú, tổng mức đầu tư 89 tỷ đồng, thời hạn 2021 – 2025.  Trong đó nạo vét 4,8 km kênh, xây dựng 4 trạm bơm, xây mới 5 cống và 20 km đê bao, xây mới công trình chống ngập úng Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa.

+ Tính đến cuối tháng 8/2022 trên địa bàn Sóc Trăng dông lốc xảy ra gây thiệt hại  133 căn nhà, sạt lở bờ bao, đê cồn hơn 3.240 m. Trong đó, bờ sông, bờ bao chiều dài trên 910 m, đê cồn bị sạt lở 2.325m, trên 1.200 ha lúa đổ ngã. Gần đây, sạt lở nghiêm trọng gây thiệt hại nặng tuyến bờ bao dài 50 m ngăn triều cường trên địa bàn Thị trấn Kế Sách.

+ Tỉnh Sóc Trăng ban hành kế hoạch nâng cao nhận thức công đồng và quản lý rủi ro giai đoạn 2021 – 2025 tầm nhìn 2030. Vào đầu tháng 8/2022, tỉnh đã duyệt kinh phí trên 158,7 tỷ đồng đầu tư hỗ trợ sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi năm 2022.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đông Nam bộ hướng đến phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sinh thái, hữu cơ

Đây là một trong những phương hướng phát triển về nông, lâm nghiệp, thủy sản được đặt ra trong Phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Đội Bình nghĩa sĩ Hà thành muôn thuở chẳng phai mờ

Ông Đặng Đình Tân - nguyên Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ cho biết, để ghi công cụ Đội Bình, tổng Đại Bối đổi tên thành tổng Đội Bình, nay là xã Đội Bình.