| Hotline: 0983.970.780

Sóc Trăng thận trọng

Thứ Sáu 01/02/2013 , 10:15 (GMT+7)

Từ ngày 15/12/2012, các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm thẻ) ở Sóc Trăng đã bắt đầu vào vụ nuôi tôm mới năm 2013.

Trong 3 năm qua nghề nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng phát triển mạnh. Trong đó diện tích nuôi tôm thâm canh bán công nghiệp dẫn đầu các tỉnh trong vùng. Tuy nhiên trở ngại lớn nhất là dịch bệnh.

Đến nay các nhà khoa học vẫn còn nghiên cứu truy tìm nguyên nhân để sớm đề ra giải pháp phòng trừ. Trước ngưỡng cửa vụ nuôi tôm 2013, UBND tỉnh Sóc Trăng, Sở NN-PTNT và cơ quan chuyên môn khuyến cáo nông dân vào vụ tuân thủ quy trình nuôi thả tôm và áp dụng những biện pháp hợp lý nhằm giảm tối đa rủi ro, tổn thất. Đó là những kinh nghiệm rút ra từ một số mô hình thành công trong tỉnh.

Từ ngày 15/12/2012, các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm thẻ) ở Sóc Trăng đã bắt đầu vào vụ nuôi tôm mới năm 2013. Lịch thời vụ được khuyến cáo vùng nuôi tôm-lúa bắt đầu thả con giống 15/3/2013 và không thể trễ hơn để tránh ảnh hưởng tới trồng lúa nối vụ.

Riêng vùng nuôi tôm sú bắt đầu vào vụ từ tháng 4/2013. Toàn tỉnh Sóc Trăng hiện có diện tích nuôi tôm 47.500 ha. Vụ nuôi tôm năm 2012 có 41.000 ha, chiếm 87% kế hoạch vào vụ. Kế hoạch vụ nuôi tôm năm 2013, Sóc Trăng dự kiến nuôi thả trên nền diện tích tương đương năm 2012.

Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2012 nuôi tôm nước lợ gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh xảy ra tràm trọng trên diện rộng, cùng với thức ăn thủy sản, vật tư đầu vào gia tăng đắt đỏ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hậu quả nuôi tôm.

Mặt khác, giá bán tôm vào một số thời điểm thấp và gặp rào cản thương mại Ethoxyquin ở thị trường Nhật Bản. Đây là năm cả nước có tới 100.776 ha tôm nước lợ bị thiệt hại do dịch bệnh, trong đó 91.174 ha tôm sú và 7.068 ha tôm thẻ.

Tổng kết tình hình nuôi tôm năm 2012, các tỉnh có vùng nuôi tôm bị thiết hại nhiều nhất là Sóc Trăng 23.371 ha, chiếm 56,6% diện tích thả; Bạc Liêu 16.919 ha; Trà Vinh 12.200 ha; Bến Tre 2.237 ha và Cà Mau có hơn 958 ha tôm nuôi công nghiệp bị dịch bệnh, tăng hơn 420 ha so năm 2011.

Trong đó bệnh hoại tử gan tụy 650 ha và bệnh đốm trắng hơn 308 ha. Bệnh hội chứng hoại tử gan tụy xảy ra trên 46.093 ha thuộc 19 tỉnh, thành nuôi tôm ven biển trong cả nước. Hiện một số kết quả nghiên cứu bước đầu tìm nguyên nhân, tác nhân gây hại tử gan tụy.

Theo đó, nguyên nhân bước đầu xác định tôm chết sớm, xuất hiện hội chứng hoại tử gan tụy ở tôm nuôi là: Tôm giống với chất lượng xấu (nhiễm Vibrio, có dấu hiệu bất thường gan tụy, thậm chí đã hoại tử gan tụy cấp), thả nuôi trong điều kiện môi trường bất lợi (hiện diện thuốc BVTV, oxy hòa tan thấp, độ mặn cao, ô nhiễm hữu cơ…), hiện diện của vi khuẩn Vibrio và Phage dẫn đến tôm chết sớm và hội chứng hoại tử gan tụy.

Trước tình hình dịch bệnh còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, trong khi thời vụ nuôi tôm mới bắt đầu, ông Võ Văn Bé, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng cho biết, UBND tỉnh và Sở NN-PTNT quan tâm chỉ đạo sát tình hình SX. Trong công tác quản lý, các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra thuốc thú y thủy sản, con giống; khuyến cáo nông dân cách đánh giá chọn tôm giống chất lượng.

Về giải pháp kỹ thuật, Sở NN-PTNT Sóc Trăng sẽ sớm tổng kết và phổ biến, nhân rộng mô hình thực tiễn nuôi tôm hiệu quả của những trang trại và các hộ nuôi tôm tránh được dịch bệnh trong năm 2011.

Đặc biệt, đối với những chất kháng sinh cấm ngoài danh mục cho phép và việc dùng nông dược trong nuôi thủy sản sẽ được nghiêm cấm; đồng thời khuyến khích nông dân nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học, hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh.

Theo ông Bé, qua khảo sát ban đầu tại một số mô hình nuôi tôm thành công năm 2012 cho thấy yếu tố chọn mua con giống có chất lượng là quan trọng. Nông dân căn cứ theo lịch thời vụ, chọn đúng thời điểm thả con giống; nuôi tôm đúng theo quy trình kỹ thuật; trong quản lý sức khỏe tôm chú trọng tăng cường sức đề kháng tôm…

Tuy nhiên, thời gian qua ở vùng nuôi tôm Sóc Trăng do nuôi thâm canh nhiều, môi trường nuôi bị ảnh hưởng ô nhiễm. Do đó, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng khuyến cáo nông dân nên nuôi thả tôm mật độ thưa, nuôi một vụ/năm để ổn định môi trường nuôi và khuyến khích những mô hình nuôi tôm kết hợp hay luân canh với những loài thủy sản khác tôm-cá, tôm-cua và mô hình tôm-lúa.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm