| Hotline: 0983.970.780

Sốc với cảnh 20 phút giãy chết của cá voi minke

Chủ Nhật 31/01/2021 , 15:36 (GMT+7)

'Treo úp đầu con cá xuống nước khiến nó ngạt thở một thời gian dài như thế quá độc ác, là cách hạ sát độc ác dù nhìn dưới góc độ nào', Simmonds nói.

Con cá voi được kéo lên sàn tàu sau khi bị cho chết ngạt dưới nước. Ảnh: LIA.

Con cá voi được kéo lên sàn tàu sau khi bị cho chết ngạt dưới nước. Ảnh: LIA.

Một đoạn video dài 20 phút ghi những cảnh cuối cùng, tàn khốc trong cuộc đời của một con cá voi minke mắc kẹt, giãy giụa trong dây trói của các ngư dân Nhật Bản đã gây chấn động truyền thông quốc tế.

Với các nhà hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền động vật, câu chuyện không có gì lạ. “Đó không có gì đặc biệt hay bất ngờ”, Mark Simmonds, nhà khoa học hàng hải cao cấp tại Humane Society International (HSI) cho biết. Theo Simmonds, cảnh con cá voi bị chết từ từ sau khi mắc kẹt trong lưới và dây trói chỉ đơn thuần làm nổi bật một lỗ hổng nhưng hợp pháp được sử dụng để giết hàng chục con cá voi mỗi năm.

Điểm đặc biệt và gây sốc ở đây chính là việc toàn bộ quá trình được quay chân thực và phát đi cho cả thế giới được xem. Cái chết của con cá voi trẻ bộc lộ sự đối lập giữa Nhật Bản và thế giới còn lại về vấn đề săn bắt cá voi: Một bên xem đó là sự tàn sát thiên nhiên và độc ác, trong khi bên kia lại xem đó là món quà của đại dương.

Nhật Bản là một trong số ít quốc gia có truyền thống và hiện vẫn duy trì hoạt động đánh bắt cá voi. Từ sau Thế chiến II, vì vật lộn với nhu cầu phục hồi kinh tế, thịt cá voi trở thành món ăn của hầu hết gia đình Nhật Bản. Dần dà trong một thời gian không lâu, cá voi không chỉ đơn thuần là món ăn mà trở thành niềm tự hào tinh thần dân tộc tại đất nước Mặt trời mọc.

Chỉ trong vòng 6 tuần khi bộ lưới được giăng, 3 con cá voi đã bị bắt, gồm cả con minke lần này. Con đầu tiên cũng là một con minke và từ cuối tháng 11 năm ngoái nhưng may mắn là đã được thả sau đó 1 ngày. Con thứ ba là một con cá voi lưng gù, được phát hiện chết trôi vào trong lưới.

Sau hơn 30 năm, ngư dân không còn được cấp phép đánh bắt cá voi trong lãnh hải Nhật Bản và nước này cũng ký công ước với Ủy ban Cá voi quốc tế sau hàng thập kỷ đánh bắt quá mức dẫn đến hệ quả là quần thể cá voi đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

Đến tháng 7/2019, niềm tự hào dân tộc lại trỗi dậy khi các tàu đánh bắt cá voi được phép vươn khơi trở lại, dù lúc này nhu cầu thịt cá voi đã sụt giảm mạnh. Theo đài BBC phỏng vấn những người liên quan ở Nhật Bản vào thời điểm đó, những người ủng hộ quyết định của chính phủ cảm thấy được an ủi vì “văn hóa và phong cách sống được truyền lại cho thế hệ sau”.

Lần này, việc đánh bắt được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế phân bổ hạn ngạch, đảm bảo hoạt động có trách nhiệm. Trong năm đầu tiên, có 52 con cá voi minke, 150 con cá voi Bryde và 25 con cá voi sei được đánh bắt, với tổng lượng là 227 mà theo cơ quan chức năng là không đặt ra sự đe dọa với quần thể cá voi còn lại trên thế giới. Từ năm 2020 đến thời điểm này của năm 2021, số lượng cá voi bị đánh bắt tăng lên 383 con.

Tuy số lượng giữa các công thức thống kê có khác nhau, gồm hạng mục chính thức từ cơ quan quản lý chức năng, số liệu chính phủ và hạng mục “vô tình”. Thuật ngữ “vô tình” đang được dùng phổ phiến, có lẽ bởi số lượng không hề nhỏ. Riêng trong hơn chục ngày đầu tháng 1, 37 con cá voi đã bị đánh bắt như vậy.

Con cá voi minke bị đánh bắt, ghi hình và phát rộng rãi trên truyền thông và mạng xã hội cũng được xếp vào hạng mục “vô tình”. Nó được giải thích là không nằm trong số cá voi được xác định sẽ đánh bắt, nhưng do bơi sai hướng và sai thời điểm vào đúng khu vực biển khoanh vùng đánh bắt nên kẹt lưới ngư dân.

Ren Yabuki, chủ tịch tổ chức quyền động vật Life Investigation Agency (LIA) thông tin, con cá voi minke đã lọt vào vùng lưới đặt thường trực ngoài khơi thị trấn Taiji vào hôm 24/12. Thoạt đầu, Yabuki đặt hy vọng các ngư dân sẽ kéo lưới và giải thoát cho con cá voi bởi ông có nhìn thấy cảnh “một ngư dân đã cố gắng làm việc đó trong 10 phút”.

“Nhưng họ bất ngờ dừng lại”, Yabuki nhớ lại. Ông nghi ngờ các ngư dân sau đó đã thay đổi quyết định, “không muốn mở lưới nữa vì phát hiện trong đó có quá nhiều cá”.

Trong vòng 20 ngày sau khi con cá voi minke lọt lưới, Yabuki đã nỗ lực vận động hiệp hội ngư dân sở hữu khu vực giăng lưới để giải thoát cho con cá voi. Nhằm gây thêm sức ép, ông còn cho ghi hình từ trên cao khu vực giăng lưới, bám theo mọi hoạt động của con cá voi và tung lên mạng cho cả thế giới có thể theo dõi sự tuyệt vọng của “nạn nhân”, lúc hung dữ muốn xé lưới, lúc bất lực quẩn quanh ở một góc lưới. Việc làm của Yabuki phát huy hiệu quả khi thu nhận được nhiều tiếng nói ủng hộ giải thoát cho con cá voi còn trẻ.

Bỗng ngày 11/1, ông trở nên thất vọng khi phát hiện 2 tàu đánh bắt tiếp cận hiện trường và vây con cá voi vào giữa. Rồi đến lúc họ tung dây tròng đuôi con cá, kéo nó chúc đầu dưới nước trong 20 phút cho đến lúc chết ngạt. Thời điểm này, 2 con tàu dính đầy máu, khi con cá voi đã kiệt sức vì tự làm thương mình bởi những cú quẫy tìm cách thoát dây trói.'

Hộp thịt cá voi bày bán trong siêu thị ở thị trấn Taiji. Ảnh: LIA.

Hộp thịt cá voi bày bán trong siêu thị ở thị trấn Taiji. Ảnh: LIA.

Những ngày sau vụ việc, nhiều đoạn video tiếp tục được tung lên mạng xã hội, ghi hình các hộp thịt cá voi được bày bán ở siêu thị địa phương với giá 398 yen cho 100g, tức tương đương gần 99.000 đồng. Có thể đó không phải thịt của con cá voi minke xấu số kia, nhưng hẳn những người quay phim có dụng ý của riêng họ.

Đối với những người ủng hộ săn bắt cá voi, chẳng có gì sai với những cảnh vây bắt con cá voi minke hay những hộp thịt bày bán ở siêu thị. “Một số người Nhật có thể trắc ẩn (với con cá voi) và mong nó được giải thoát”, Hideki Moronuki từ Cơ quan Nghề cá trả lời phỏng vấn BBC. “Nhưng đồng thời, rất nhiều người coi đó là món quà từ biển cả, miễn là sử dụng (thịt cá voi) mà vẫn có lòng biết ơn lớn”, Moronuki nói.

Những ngư dân bắt được cá voi lần này thì xem đó đúng là món quà, vì đó là thành quả ngẫu nhiên vì họ chỉ được cấp phép đánh bắt các loài cá khác chứ không phải cá voi, chưa nói đến chuyện bán chúng.

Đó chính là thành quả “vô tình” vẫn hay được viện đến. Các nhà hoạt động bảo vệ quyền động vật cho rằng kẽ hở đã được áp dụng, chí ít trong trường hợp này.

Ông Simmonds từ tổ chức HIS luôn nghĩ các vụ đánh bắt như vậy bao giờ cũng “đoán trước được và có chủ ý”. “Bắt một con cá voi sa bẫy lưới không phải chuyện vô tình”, ông nói, bởi nó sa lưới không có nghĩa là nó phải bị giết.

Hội Nghề cá Taiji thì giải thích rằng không còn cách nào khác ngoài việc phải bắt giết con minke. “Thủy triều quá mạnh và không có cách thả lại con cá”, tuyên bố của Hội Nghệ cá Taiji viết.

Moronuki từ Cơ quan Nghề cá Nhật Bản cũng biện luận không có cách nào khác nếu muốn giết con cá voi, nhất là khi tình hình biển động như thế.

Nhưng hai ông Yabuki và Simmonds vẫn nghĩ khác. “Tôi muốn vận động họ thả mà cách nào cũng không thành. Xem lại đoạn phim vẫn khiến tôi run lên vì giận”, Yabuki nói.

“Treo úp đầu con cá xuống nước khiến nó ngạt thở một thời gian dài như thế quá độc ác, là cách hạ sát độc ác dù nhìn dưới góc độ nào”, nhà khoa học hàng hải Simmonds nói.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm