| Hotline: 0983.970.780

Sơn La xuất hiện dịch châu chấu

Thứ Tư 08/06/2016 , 07:12 (GMT+7)

Người dân địa phương còn cho biết, nguyên nhân xuất hiện dịch châu chấu phá hoại mùa màng có thể do thời tiết khô hạn kéo dài, mấy ngày qua vừa có mưa rào, thích ứng châu chấu non sinh trưởng.

UBND xã Mường Lạn cho biết, từ trung tuần tháng 5, trên địa bàn xã Mường Lạn, huyện biên giới Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, xuất hiện dịch châu chấu phá hoại cây màu trên nương của người dân và đang lan rộng sang các địa bàn khác.

Tại 2 bản Nà Vạc, Pá Kạch, xã Mường Lạn, đàn châu chấu xuất hiện dày đặc với mật độ trung bình 500 con/m2 lúa, nương ngô. Điểm xuất hiện nhiều châu chấu nhất là mốc biên giới 187 (Việt Nam – Lào), thuộc địa phận bản Nà Vạc, xã Mường Lạn, với mật độ trên 600 con/m2 nương ngô.

UBND xã Mường Lạn đã chỉ đạo nhân viên bảo vệ thực vật, khuyến nông của xã hướng dẫn người dân phun thuốc để ngăn chặn đàn châu chấu lan rộng. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế của một số hộ dân còn khó khăn nên chưa tiến hành phun thuốc phòng ngừa và diệt trừ châu chấu.

Người dân địa phương còn cho biết, nguyên nhân xuất hiện dịch châu chấu phá hoại mùa màng có thể do thời tiết khô hạn kéo dài, mấy ngày qua vừa có mưa rào, thích ứng châu chấu non sinh trưởng. Theo những người cao tuổi tại địa phương thì đây là dịch châu chấu xuất hiện lần đầu tiên kể từ sau năm 1975 đến nay.

Người dân lo ngại trong vài ngày tới, khi châu chấu non trưởng thành và phát triển thành đàn lớn lan ra các vùng, gây mất mùa diện rộng.

Xem thêm
Phát hiện ổ dịch lở mồm long móng tại Thanh Hóa

Cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy 30 con lợn, tổng khối lượng hơn 600kg để ngăn chặn tình trạng lây lan dịch từ lợn bệnh sang lợn khỏe.

Khởi sắc mía đường: [Bài 3] Hơn 10 năm thoát nghèo nhờ cây mía

SƠN LA Gắn bó với vùng đất khó Chiềng Lương hơn 10 năm qua, cây mía dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng là cây trồng kiên trì bám trụ, giúp bà con nơi đây thoát nghèo.

Làm nông nghiệp kiểu Quảng Tây: 'Nói chuyện' với cây trồng

QUẢNG NINH Với công nghệ thông minh, nông dân tại Quảng Tây (Trung Quốc) hoàn toàn có thể 'nói chuyện' với cây trồng để bắt bệnh.

Bình luận mới nhất