| Hotline: 0983.970.780

Sơn Tịnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành công

Thứ Hai 06/07/2020 , 09:31 (GMT+7)

Nhờ chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp thành công, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã xây dựng được một nền sản xuất hiện đại, bức tranh nông thôn sáng, xanh, sạch, nông dân giàu có.

Thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng toàn diện, hiện đại và bền vững, thời gian qua, tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới luôn được huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi chú trọng, thực hiện đạt hiệu quả trên cả 3 lĩnh vực: nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Thông qua đó, giúp người nông dân huyện Sơn Tịnh từng bước ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm và thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập trên diện tích canh tác.

Mô hình trồng keo lai ở Sơn Tịnh mang lại hiệu quả cao cho người dân.

Mô hình trồng keo lai ở Sơn Tịnh mang lại hiệu quả cao cho người dân.

Nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là giống, chuyển đổi mùa vụ từ sản xuất 3 vụ sang 2 vụ/năm và đầu tư thủy lợi nên hơn 7.600 ha lúa mỗi năm ở huyện Sơn Tịnh đều tăng qua từng năm.

Từ năm 2017 đến nay, huyện đã thực hiện chuyển đổi 160 ha đất trồng lúa sang trồng các loại cây như ngô, lạc, dưa hấu. Năng suất các mô hình chuyển đổi đem lại hiệu quả kinh tế cao như ngô tăng từ 1,3 đến 1,5 lần; cây lạc tăng từ 2- 3 lần; cây dưa hấu tăng từ 3-5 lần so với trồng lúa. Ngoài ra, huyện Sơn Tịnh đã chuyển hơn 38 ha đất trồng lúa 1 vụ sang trồng keo, lợi nhuận cao hơn trồng lúa nhờ chi phí phân bón, công lao động thấp.

Người dân trên địa bàn huyện đã mạnh dạn đầu tư các loại máy phù hợp để phục vụ sản xuất. Các loại máy cơ giới hóa áp dụng vào sản xuất liên tục tăng, tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt 98%, thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp đạt 95% diện tích.

Nhờ vậy, đến năm 2020, sản lượng lương thực đạt trên 51.000 tấn, trong đó cây lúa trên 44.500 tấn, cây ngô trên 6.000 tấn. Các loại cây như lạc, mì, rau quả các loại, đậu đỗ các loại đều tăng qua từng năm.

Đặc biệt, ngành chăn nuôi được chú trọng phát triển trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện. Một số mô hình chăn nuôi giống mới mang lại hiệu quả cao như nuôi heo siêu nạc, bò BBB. Đến năm 2020, tổng đàn bò toàn huyện có trên 31.000 con, tăng 363 con so với năm 2017, tỷ lệ bò lai tăng nhanh, chiếm 80% tổng đàn, nhờ vậy năng suất thịt tăng hơn hẳn so với đàn bò vàng có trọng lượng thấp bé trước đây.

Huyện Sơn Tịnh đã xây dựng vùng chăn nuôi trâu tập trung ở các xã Tịnh Hiệp, Tịnh Phong, Tịnh Thọ. Hiện tổng đàn trâu trên địa bàn huyện có trên 6.200 con, tăng hơn 127 con so với năm 2017. Đàn gia cầm trên 620.000 con, tăng hơn 25.000 con so với năm 2017, bà con tập trung phát triển theo hướng trang trại, thả đồi, áp dụng phương thức chăn nuôi an toàn sinh học kiểm soát dịch bệnh.

Năm 2020, huyện Sơn Tịnh trồng 600 ha rừng tập trung. Nhờ giá cả thị trường nguyên liệu keo tăng cao nên bà con tăng diện tích trồng rừng, góp phần nâng cao tỷ lệ độ che phủ của rừng đạt 36%. Sản lượng gỗ khai thác năm 2020 đạt hơn 68.000 mét khối. Hiện có 20 ha trồng rừng gỗ lớn.

Từ năm 2017 đến nay, huyện đã thực hiện dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng trên 465 ha. Tổ chức thực hiện 4 dự án khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi như trồng ngô thương phẩm trên đất lúa kém hiệu quả, trồng lạc trên đất lúa, màu kém hiệu quả; trồng, chế biến, tiêu thụ nghệ dưới tán rừng keo mới trồng; hỗ trợ kỹ thuật phát triển đàn bò lai...

Nhờ đó, đã góp phần quan trọng trong việc tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái.

Từ nguồn hỗ trợ phát triển xây dựng nông thôn mới, huyện đã triển khai thực hiện 16 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất với tổng kinh phí trên 19,4 tỷ đồng. Trong đó, có 11 dự án thuộc lĩnh vực chăn nuôi và 5 dự án thuộc lĩnh vực trồng trọt. Nhờ đó, giá trị sản lượng thu hoạch bình quân trên 1 ha đất nông nghiệp đạt 65,5 triệu đồng/ha.

Bà con chăn nuôi gà tập trung, phát triển theo hướng trang trại, thả đồi, an toàn sinh học.

Bà con chăn nuôi gà tập trung, phát triển theo hướng trang trại, thả đồi, an toàn sinh học.

Đến tháng 5/2020, huyện Sơn Tịnh có 8/11 xã được công nhận chuẩn nông thôn mới; số tiêu chí bình quân/xã đạt 18,5 tiêu chí; 3 xã còn lại đến nay đã đạt từ 17-18 tiêu chí, phấn đấu cuối năm 2020 đạt xã nông thôn mới, có 11/11 xã đạt nông thôn mới và huyện cơ bản đạt một số tiêu chí huyện nông thôn mới. Có 3 thôn đạt khu dân cư nông thôn kiểu mẫu.

Xem thêm
Xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia, chè Việt Nam vẫn cần lưu ý điều gì?

Nhìn chung các thị trường đều yêu cầu ngày càng cao đối với an toàn thực phẩm, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc, theo Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Yến Sào Khánh Hòa lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia

Công ty Yến Sào Khánh Hòa vinh dự lần thứ 4 liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia và là doanh nghiệp duy nhất của Khánh Hòa đạt được kết quả này trong năm 2024.

Dự án căn hộ duy nhất ở Tây Nam Linh Đàm đang được săn đón

Không ngạc nhiên khi dự án căn hộ duy nhất đang triển khai tại Tây Nam Linh Đàm, thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội là Hanoi Melody Residences đang được thị trường săn đón...