| Hotline: 0983.970.780

Sống khổ ở nghĩa trang TP Vĩnh Yên

Thứ Tư 14/01/2015 , 13:10 (GMT+7)

Thôn Tấm có 89 hộ dân. Từ khi xây dựng nghĩa trang TP Vĩnh Yên mồ mả cứ lấn dần rồi bao bọc, co hẹp đời sống người dân. Bây giờ, cả thôn nằm lọt thỏm giữa bốn bề mồ mả.

Nghĩa trang TP Vĩnh Yên, (hay còn gọi là nghĩa trang cây số 4) xây dựng vào khoảng năm 2002 nằm ở xã Định Trung, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Rộng tới 12 ha nhưng hiện tại nghĩa trang này lâm vào tình trạng quá tải, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân xung quanh.

Khách đến nhà không dám uống nước

Người dân thôn Tấm (xã Định Trung), dẫn chúng tôi đi một vòng quanh nghĩa trang TP Vĩnh Yên. Họ kể, khi mới qui hoạch xây dựng, các ngôi mộ đều theo một hướng “đầu gối sơn, chân đạp thủy”, hàng lối so le nhau khá đẹp, lại cách nhà dân khá xa. Còn bây giờ, mồ mả san sát, ken kín, hầu như chẳng còn chỗ trống nào. Nhiều gia đình nằm sát sạt những ngôi mộ mới đắp, cứ như thể sống chung với người chết vậy.

Một cơn mưa đêm trước đã kéo theo nhiều vòng hoa ập vào ruộng vườn người dân. Nhưng hơn hết là nỗi lo “chết không có đất chôn”. “Nghĩa trang chật ních rồi. Nhiều gia đình ông bà, bố mẹ nằm mỗi người một nơi, muốn qui tập lại gần nhau để tiện bề hương khói, đỡ bị thất lạc nhưng không còn đất nữa. Mấy năm nay, để tiết kiệm đất, BQL nghĩa trang Vĩnh Yên xây các phần mộ để sẵn, mỗi ngôi chỉ được tầm 2m2 nhưng bây giờ cũng đã hết. Không còn một tấc, cả thành phố tập trung về đây, đất nào mà kham cho nổi”, ông Bạch Văn Trung, Trưởng BQL nghĩa trang Vĩnh Yên phân tích.

Ông Hoàng Xuân Vân, một người dân ở thôn Tấm: “Khổ nhất vẫn là nguồn nước sinh hoạt. Do ở xa trung tâm nên 100% người dân khu vực này đều phải sử dụng nước giếng khoan. Khách các nơi đến chơi nhà pha nước mời họ không dám uống vì lợm nguồn nước chảy từ mồ mả xuống. Ruộng nương cũng không sản xuất được vào mùa mưa vì rác thải, xác vòng hoa, nhà táng, xốp từ trên nghĩa trang tuồn xuống lấp kín cả cánh đồng Lọi. Đường sá thành ao, vườn tược bị nước trên núi xói mòn, trồng cây gì cũng không thấy mọc” 

 

Ông Hoàng Văn Cường, trưởng thôn Tấm (xã Định Trung) cho biết: Thực trạng nghĩa trang TP bị quá tải dẫn đến môi trường ô nhiễm, ruộng vườn, đất đai cũng không sản xuất được. Chúng tôi nhiều lần kiến nghị chuyển nghĩa trang xa khu dân cư nhưng chưa thấy gì.

Thôn Tấm có 89 hộ dân. Từ khi xây dựng nghĩa trang TP Vĩnh Yên mồ mả cứ lấn dần rồi bao bọc, co hẹp đời sống người dân. Bây giờ, cả thôn nằm lọt thỏm giữa bốn bề mồ mả. Những cơn sốt đất xây mộ biến nghĩa trang TP Vĩnh Yên trở nên quá chật chội. Mồ mả lấn vào cả vườn của nhiều gia đình trong thôn.

Trong khi ở các khu vực lân cận người dân đã sử dụng nước máy để sinh hoạt thì thôn tấm vẫn dùng nước giếng khoan. “Nhiều gia đình khi khoan giếng ngửi thấy nước có mùi tanh, khó chịu khủng khiếp. Ai cũng nghĩ dùng nước giếng khoan cạnh nghĩa trang sẽ bị bệnh tật nhưng vẫn phải dùng”, trưởng thôn Cường nói giọng rất rùng rợn.

Ông Vân còn kể rằng, bản thân ông đã từng chứng kiến một số trường hợp cả gia đình quỳ khóc lóc bên phần mộ người lạ mà cứ tưởng đó là mộ của bố mẹ mình. Mãi đến khi cải táng, phát hiện nhiều vật dụng khi chôn cất không có mới biết là nhầm. “Đất nghĩa trang bị quá tải, không thể qui hoạch nên những trường hợp mộ bị thất lạc xẩy ra thường xuyên. Chỉ cần một thời gian không lên thăm nom mồ mả thì rất dễ bị thất lạc do đất nghĩa trang bây giờ không còn nữa, các ngôi mộ nằm rải rác chứ không qui tập được gần nhau.

Dân ở đây bây giờ nhiều nhà có người chết nhưng không vào được nghĩa trang Vĩnh Yên mà phải đi sang các vùng lân cận mua đất xây mồ mả. Một số trường hợp chọn cách hỏa táng để tiết kiệm đất, nhưng do tỉnh Vĩnh Phúc chưa có Đài hóa thân hoàn vũ nên phải di chuyển thân nhân xuống Hà Nội. Rất khổ và nhiều bất cập lắm”, ông Vân than.

Trao đổi với chúng tôi, ông Dương Đức Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Đức Sơn thẳng thắn nhìn nhận: Người dân sống cạnh nghĩa trang khổ thật, nguồn nước ô nhiễm thật, nghĩa trang Vĩnh Yên quá tải rồi, hiện chưa biết xử lý theo hướng nào.
Theo ông Sơn, TP Vĩnh Yên từng có ý định mở rộng nghĩa trang nhưng khó thực hiện bởi quỹ đất gần như đã hết, nếu mở rộng phải thu hồi ruộng của người dân thôn Tấm. “Nếu mở rộng, người dân vừa mất ruộng vừa chịu ô nhiễm nặng nề hơn. Một khi đưa mồ mả xuống ruộng thì nguồn nước sinh hoạt chắc chắn càng bị ảnh hưởng”, ông Sơn nói.


Nghĩa trang TP Vĩnh Yên đã quá tải
 

Sẽ đóng cửa và xây dựng Công viên nghĩa trang

Trước bức xúc và nguyện vọng của người dân sống xung quanh nghĩa trang TP Vĩnh Yên, chính quyền TP Vĩnh Yên và tỉnh Vĩnh Phúc đều khẳng định yêu cầu bức thiết hiện nay là cần phải mở rộng nghĩa trang hoặc xây dựng khu nghĩa trang mới.

Ông Lê Đức Dũng, Phó Chủ tịch thường trực TP Vĩnh Yên khẳng định: Trước kia nghĩa trang TP Vĩnh Yên chỉ rộng chừng 4 ha, sau khi tái lập tỉnh, trước nhu cầu ngày càng lớn của người dân, TP Vĩnh Yên đã đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc mở rộng lên thành 12 ha.  Mặc dù vậy, do dân số phát triển nhanh từ 3,7 vạn người lên 13 vạn nên nghĩa trang cây số 4 bị quá tải. Hiện TP đã có qui định dừng các hoạt động chôn cất ở nghĩa trang này do không còn đất nữa.

Được biết, theo dự kiến ban đầu, TP Vĩnh Yên có dự án mở rộng nghĩa trang Vĩnh Yên, tuy nhiên phương án này chỉ mang tính chất “chữa cháy”, bởi theo lời ông Dũng, hiện quỹ đất chỉ cho phép mở rộng thêm một vài ha, đủ phục vụ nhu cầu người dân trong vòng một vài năm là cùng. Mặt khác, các dự án phát triển đô thị hiện nay yêu cầu cần phải di dời các nghĩa trang xen kẹt, nằm rải rác ở các khu vực trong dân tập trung, qui tập về nghĩa trang chung của TP. Vì vậy, cho dù có mở rộng thêm nghĩa trang cây số 4 hiện nay thì cũng không thể đáp ứng đủ nhu cầu bức thiết của người dân.

Theo ông Dũng, UBND tỉnh Vĩnh Phúc và TP Vĩnh Yên cần phải thực hiện chính sách xã hội hóa việc xây dựng các khu nghĩa trang nhằm thu hút các nhà đầu tư xây dựng mô hình “Công viên nghĩa trang”, giống với cách làm ở các TP lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng…

Chung quan điểm với ông Dũng, ông Nguyễn Văn Chúc – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định: Quan điểm của tỉnh Vĩnh Phúc là không mở rộng nghĩa trang TP Vĩnh Yên. Lý do là vì quỹ đất còn lại ở khu vực núi Trống sẽ được qui hoạch đô thị và có thể đưa vào phục vụ mục đích du lịch. Phải tính toán địa điểm xây dựng nghĩa trang mới hợp lý để làm sao có thể vừa phục vụ nhu cầu người dân TP Vĩnh Yên vừa phục vụ người dân trong tỉnh.

Đặc biệt, yêu cầu cấp thiết là cần phải xây dựng Nhà tang lễ và Đài hóa thân hoàn vũ để phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của người dân. Theo quan điểm của tôi, mô hình Công viên nghĩa trang là rất tốt. Tỉnh Vĩnh Phúc từng có qui hoạch Công viên nghĩa trang ở khu vực Tam Đảo nhưng chưa thực hiện được. Với thực trạng cấp bách hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc đang phải đi mượn nhà tang lễ của Bệnh viện 109 thì nhu cầu bức thiết là cần phải xây dựng một khu nghĩa trang công viên, có Nhà tang lễ, có Đài hóa thân hoàn vũ đàng hoàng để phục vụ nhu cầu người dân. Sắp tới tỉnh Vĩnh Phúc sẽ có chủ trương, điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch đất đai và kêu gọi các DN đầu tư lĩnh vực xây dựng nghĩa trong trong tiến trình xã hội hóa lĩnh vực này.

“Việc xây dựng Công viên nghĩa trang vừa giải quyết được vấn đề quá tải của Nghĩa trang TP Vĩnh Yên vừa giải quyết được vấn đề môi trường và cảnh quan đô thị. Cùng với đó, theo tiêu chí phát triển đô thị, theo nhu cầu bức thiết của người dân thì Vĩnh Yên cần phải có Nhà tang lễ và Đài hóa thân hoàn vũ để phục vụ mục đích hỏa táng. Hiện TP Vĩnh Yên chưa có Nhà tang lễ, chưa có Đài hóa thân hoàn vũ, rất nhiều trường hợp người dân phải đưa thân nhân của gia đình về Hà Nội hỏa táng rồi mới quay về chôn cất. Rất tốn kém và nhiều bất cập”, Ông Lê Đức Dũng, Phó Chủ tịch thường trực TP Vĩnh Yên,

 

Xem thêm
Bãi nhiệm chức vụ loạt nhân sự cấp cao ở tỉnh Vĩnh Phúc

Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã bãi nhiệm nhiều chức vụ của các cán bộ đã bị bắt tạm giam hoặc đã bị kỷ luật.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm