| Hotline: 0983.970.780

Sống tốt nhờ... vỏ dừa

Thứ Ba 27/01/2015 , 06:14 (GMT+7)

Bình Định là tỉnh có diện tích dừa khá lớn. Để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của cây dừa, ngành nông nghiệp tỉnh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm từ dừa gắn với thị trường tiêu thụ, giải quyết được việc làm.../ Dừa thích nghi lớn với biến đổi khí hậu

Theo ông Ngô Tùng Thu, Quản đốc Dự án (DA) Sinh kế nông thôn bền vững (Sở NN-PTNT Bình Định), từ năm 2010 đến nay, DA đã hỗ trợ tích cực cho các DN vừa và nhỏ, các HTX hoạt động SXKD sản phẩm từ dừa, hỗ trợ kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị.

Nhờ vậy, các DN và HTX đã đẩy mạnh SX, đa dạng hóa sản phẩm, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả.

Bà Phạm Thị Thu Hương, chủ cơ sở Xuân Hương ở thị trấn Bình Dương (Phù Mỹ) cho biết: “Cơ sở của tôi chuyên SX chỉ dừa thô, nhưng do mẫu mã kém, đầu ra gặp khó khăn nên SX không ổn định.

Năm 2013, DA đã hỗ trợ 10 máy xe sợi đôi và phương tiện phục vụ vận chuyển sản phẩm, tổng giá trị 800 triệu đồng, giúp chúng tôi mở rộng quy mô SX, nâng cao năng suất lao động, đa dạng hóa sản phẩm.

Nhờ vậy, sản phẩm làm ra được tiêu thụ tốt, hoạt động SXKD phát triển, thu nhập của cơ sở tăng gấp 2,5 lần so với trước. Hiện cơ sở chúng tôi giải quyết việc làm cho 130 lao động xe sợi gia công tại nhà với mức thu nhập ổn định 2,4 triệu đồng/người/tháng”.

Tương tự, Cty TNHH Hiền Vương ở xã Hoài Châu (Hoài Nhơn) cũng được DA hỗ trợ nâng công suất trạm biến áp và 4 máy tước chỉ sợi dừa dài, 1 máy ép mụn dừa thành bánh, 1 máy ép mụn dừa thành củi với tổng giá trị 835 triệu đồng.

Ông Võ Văn Thanh (46 tuổi) ở thôn Tăng Long 1, xã Tam Quan Nam  cho hay: “Bình quân mỗi ngày tui bóc được 2.000 quả dừa, ngày làm cật lực thì được 2.700 quả, thu nhập từ 200 - 300 ngàn đồng. Nhờ thu nhập từ công việc này mà tui nuôi được 2 đứa con đang học đại học”.

Đó chính là đòn bẩy để DN này mở rộng quy mô SX, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, doanh thu ngày càng cao. Nhờ đó, 60 lao động tại Cty có thu nhập bình quân 2,5- 3 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, hàng trăm lao động gia công xe sợi, đan lưới dừa cũng có thu nhập ổn định.

Tại Hoài Nhơn, HTXNN Hoài Mỹ (xã Hoài Mỹ) và HTXNN Ngọc An (xã Hoài Thanh Tây) cũng “bật” lên được nhờ vào sự hỗ trợ của DA để xây dựng nhà xưởng, lắp đặt thiết bị SX dầu dừa tinh khiết. Riêng xưởng chế biến dầu dừa tinh khiết của HTXNN Ngọc An, từ đầu năm 2014 đến nay đã SX và tiêu thụ được hàng ngàn lít.

DA còn hỗ trợ huyện Phù Mỹ và Hoài Nhơn thành lập 5 nhóm cùng sở thích xe sợi gia công dây dừa với 155 hộ tham gia (hỗ trợ 8 triệu đồng/hộ để mua máy xe sợi và rơ-moóc vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm).

Ông Phan Huy Tường, chủ cơ sở SX chỉ xơ dừa ở khối 3, thị trấn Tam Quan (Hoài Nhơn) cho biết: “Chỉ xơ dừa tiêu thụ rất mạnh, mỗi tháng cơ sở chúng tôi cung cấp khoảng 15 tấn hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Vỏ dừa khô và phần bột dừa còn lại sau khi làm chỉ cũng được bán khá chạy, với giá 15.000 đồng/bao (10 - 13 kg) cho các cơ sở trồng cây cảnh. Công nhân SX chỉ xơ dừa có thu nhập từ 1,8 - 2 triệu đồng/tháng”.

Để có được các loại nguyên liệu cho hầu hết các sản phẩm từ dừa, công đoạn đầu tiên, nặng nhọc nhất là bóc vỏ dừa. Dù vậy, đây cũng là công việc cho thu nhập cao nên thu hút nhiều lao động.

Nghề này thường bắt đầu từ tháng 5 đến cuối năm, vào thời điểm thu hoạch dừa. Bà Đỗ Thị Thanh Tẩn, chủ cơ sở thu mua dừa Thanh Trúc, ở khối 1, thị trấn Tam Quan (Hoài Nhơn) cho biết: “Mỗi năm cơ sở thu mua khoảng vài trăm ngàn trái dừa nên phải thuê người đến bóc vỏ. Tùy theo thời điểm dừa nhiều hay ít, cơ sở sẽ thuê từ 3 - 10 lao động làm việc, tiền công trả theo số lượng sản phẩm”.

Xem thêm
Xu thế chăn nuôi xanh: [Bài 1] Ứng dụng hiệu quả chế phẩm sinh học

TÂY NINH Nuôi gà bằng chế phẩm sinh học đang được Tây Ninh ứng dụng rộng rãi, là một trong những giải pháp phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường.

Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất