| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao cho cây bí đỏ

Thứ Năm 14/11/2013 , 10:24 (GMT+7)

Bón lót cho bí đỏ chủ yếu là bón theo hốc, sau khi bổ hốc rồi để 2 -3 ngày cho hả đất rồi mới bón phân, bón xong trộn với đất đảo đều, lại để 2 - 3 hôm nữa mới gieo hạt.

Cây bí đỏ (Cucurbita pepo L.; C. Maxima) có tên khác là bí ngô, bí ử, bí rợ, bầu lào.

1. Thời vụ

Gieo hạt từ tháng 10, tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Vụ gieo tháng 10, tháng 11 sẽ ra quả vào tháng 12, tháng 1. Vụ gieo tháng 12, tháng 1 sẽ ra quả vào tháng 2, tháng 3.

Ở miền Bắc trong vụ đông, điều chỉnh vụ gieo sao cho khi cây ra hoa tránh được rét để tăng khả năng thụ phấn và đậu quả. Gieo sớm quá hoặc gieo muộn hơn, lúc ra hoa, quả gặp rét hoặc mưa sớm sẽ thất thu, cây mau rạc.

2. Làm đất và trồng

Bí đỏ có bộ rễ rất phát triển nên có khả năng chống hạn rất cao. Do đặc điểm này, muốn trồng bí đỏ đạt năng suất cao cần phải làm đất sâu và kỹ, độ pH 5,5 - 7,5. Trồng bí đỏ theo những hốc thẳng hàng, hốc sâu 30 - 40 cm, rộng 40 - 50 cm, cách nhau từ 2 đến 3 m tùy theo đất xấu hay tốt; giữ mật độ 2.000 - 2.500 cây/ha (70 - 90 cây/sào Bắc bộ), mỗi hốc gieo 5 - 6 hạt cách đều nhau, gieo hạt xong lấp lên một lớp đất mỏng 2 - 3 cm rồi tưới nước giữ ẩm.

Bón lót cho bí đỏ chủ yếu là bón theo hốc, sau khi bổ hốc rồi để 2 -3 ngày cho hả đất rồi mới bón phân, bón xong trộn với đất đảo đều, lại để 2 - 3 hôm nữa mới gieo hạt.

3. Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây bí đỏ

* Tính theo một sào Bắc bộ là 360 m2.

+ Bón lót:  Phân chuồng 600 - 700 kg (nếu đất chua bón thêm 25 - 30 kg vôi bột).

NPK-S 5.10.3-8: bón 12 - 15 kg.

+ Bón thúc 1: NPK-S 12.5.10-8: bón 10 - 12 kg.

+ Bón thúc 2: NPK-S 12.5.10-8: bón 10 - 12 kg.

* Tính cho 1 ha:

+ Bón lót:  Phân chuồng 15.000 - 18.000 kg (nếu đất đồi, đất chua bón thêm 600 - 800 kg ha vôi bột vào lúc làm đất).

NPK-S 5.10.3-8: Bón 330 - 415 kg.

+ Bón thúc 1 khi cây cao độ 40 - 50 cm:  NPK-S 12.5.10-8: bón 280-330 kg.

+ Bón thúc 2 ở thời kỳ ra nụ hoa tập trung để cây có thể đậu quả nhiều, quả to và chắc hơn: NPK-S 12.5.10-8: bón 280 - 330 kg.

4. Chăm sóc

Tưới nước, bấm ngọn, nhánh, tỉa hoa đực và lá vàng. Ở giai đoạn cây con cần tưới nước giữ ẩm đất 50 - 60% độ ẩm đồng ruộng.

Khi bí đỏ bò dài trên dưới 1 m thì lấy đất chặn lên các đốt dây để tăng thêm rễ phụ làm tăng khả năng hút dinh dưỡng và giữ cho cây khỏi bị gió lay làm dập thân cây, hại hoa quả. Cần bấm ngọn làm rau ăn chỉ để lại mỗi cây 2 - 4 nhánh. Hoa đực thường ra trước hoa cái.

Số hoa đực rất nhiều so với hoa cái nên khi hoa cái đã thụ tinh xong cần cắt bỏ bớt hoa đực, tỉa bỏ bớt các nhánh con kém phát triển, vặt bỏ các lá già mọc chen chúc để thêm thoáng cho cây, ong bướm dễ tìm hoa, tăng thêm khả năng thụ phấn thụ tinh và đậu quả cho cây bí đỏ.

Thụ phấn bổ khuyết cho hoa cái: Trên 1 cây bí đỏ hoa đực và hoa cái thường không nở cùng lúc, trong nhiều trường hợp khi đầu nhụy hoa cái có khả năng tiếp nhận hạt phấn tốt thì hoa đực đã tàn, sức sống của hạt phấn đã kém, do đó tỷ lệ đậu quả không cao. Vậy cần phải thụ phấn bổ khuyết cho cây bí đỏ.

Tiến hành vào lúc hoa cái nở nhiều; khoảng 7 - 9 giờ sang ngắt hoa đực, bỏ hết đài và cánh hoa rồi nhấn nhị đực lên đầu vòi nhụy của hoa cái, hay lấy panh cặp ít bong chấm nhẹ phấn ở nhị đực rồi quét lên nuốm nhụy cái. Chọn ngày nắng ráo để thụ phấn bổ khuyết chắc chắn tỷ lệ đậu quả trên cây bí đỏ sẽ cao.

Sau khi thụ phấn thụ tinh xong, quả non phát triển. Tùy theo yêu cầu mà có thể hái quả ở các độ tuổi khác nhau. Nếu trên cây đậu nhiều quả thì phải tỉa bớt khi còn non để tập trung dinh dưỡng nuôi số quả còn lại.

Xem thêm
Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt cho hộ nghèo ở Thanh Hóa

Tập đoàn Mavin và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam (World Vision) vừa tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi vịt tại huyện Thường Xuân, Thanh Hóa.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm