| Hotline: 0983.970.780

Sự khủng bố đặc trưng của Covid-19

Thứ Ba 07/04/2020 , 07:32 (GMT+7)

Covid-19 đang gây ra nỗi kinh hoàng chưa từng có – nỗi sợ của những điều chưa được biết và chưa được thấy.

Lính tuần tra tại quảng trường Piazza Duomo vắng lặng ở Milan, Italia. Ảnh: The New York Times.

Lính tuần tra tại quảng trường Piazza Duomo vắng lặng ở Milan, Italia. Ảnh: The New York Times.

Covid-19 thậm chí còn đáng sợ hơn khủng bố, kinh hoàng hơn không chỉ về quy mô lan rộng của nó, mà còn vì sự miễn nhiễm với các biện pháp phòng chống - theo dõi tội phạm, đội phản ứng nhanh hay điệp viên hai mang.

"Đó không phải kẻ thù của con người hay của ý thức hệ, nên không thể bị các bài hùng biện thuyết phục hay tẩy não", Peter R. Neumann, giáo sư nghiên cứu an ninh tại King’s College London, sáng lập Trung tâm quốc tế về nghiên cứu cấp tiến, phân tích. "Virus là một thứ chúng ta không biết rõ, không thể kiểm soát, nên chúng ta e sợ nó."

Điều này không sai khi Covid-19 đã giết chết nhiều hơn con số 3.000 người trong vụ 11/9, và sẽ còn nhiều hơn thế.

Đảo lộn cuộc sống, làm tê liệt nền kinh tế và chia rẽ con người, Covid-19 khiến đường phố, nhà hàng và quán cà phê không bóng người.

Dịch bệnh làm con người sợ hãi tương tự như khủng bố, nhưng nó đến từ tự nhiên và đòi hỏi cách phản ứng khác: tự cách ly.

Đại dịch tạo ra chứng sợ đám đông khắp mọi nơi. Virus khiến hàng không và biên giới phải đóng cửa.

Covid-19 gieo rắc hàng nghìn cái chết, gây ra tình trạng quá tải trong bệnh viện chỉ có ở thời chiến. Mọi người đổ xô đến các cửa hàng tạp hóa với khẩu trang và găng tay, như thể đang chuẩn bị cho trận đánh.

Riêng đối với châu Âu, nơi đã trải qua nỗi sợ của làn sóng khủng bố, virus này đã tạo ra một nỗi kinh hoàng khác, vì nó vô hình, tràn lan và không có động cơ rõ ràng. Nó là một thứ tự nhiên, không đến từ một tổ chức hay nhân danh ý thức hệ. Và người ta chứng kiến hai phản ứng khác nhau rõ rệt.

Vận chuyển quan tài lên xe tải ở Bergamo, Italia. Ảnh: The New York Times.

Vận chuyển quan tài lên xe tải ở Bergamo, Italia. Ảnh: The New York Times.

"Có sự khác biệt lớn giữa thảm hoạ nhân tạo và tự nhiên", Thomas Hegghammer, một chuyên gia khủng bố, nghiên cứu viên cao cấp tại Cơ sở nghiên cứu quốc phòng Na Uy ở Oslo, nói. "Con người thường sợ các thảm hoạ nhân tạo hơn, kể cả khi chúng không nguy hiểm bằng".

"Nhưng virus này lại là câu chuyện khác. Nó thấm sâu vào xã hội hơn bất cứ cuộc khủng bố nào và ảnh hưởng đến từng cá nhân trên một quy mô lớn hơn nhiều."

Tuy nhiên, điều tương tự ở đây là sự bất lực, theo quan điểm của Julianne Smith, cựu cố vấn an ninh cho Phó Tổng thống Joseph R. Biden Jr. và hiện tại quỹ German Marshall Fund. "Bạn không thể biết bao giờ khủng bố hay dịch bệnh xảy ra, chính vì thế nó xâm phạm đến cuộc sống cá nhân của bạn. Đối với khủng bố, bạn sẽ sợ ở trong đám đông, biểu tình hoặc sự kiện thể thao. Với virus cũng như vậy - đám đông luôn là điều nguy hiểm".

Đường phố không bóng người ở Barcelona, Tây Ban Nha. Ảnh: The New York Times.

Đường phố không bóng người ở Barcelona, Tây Ban Nha. Ảnh: The New York Times.

"Một phần lý do tại sao khủng bố lại đáng sợ chính là sự ngẫu nhiên", Joshua A. Geltzer, cựu giám đốc cao cấp phòng chống khủng bố tại Hội đồng An ninh Quốc gia, hiện là giáo sư luật tại Georgetown, bày tỏ. "Khủng bố dựa vào yếu tố ngẫu nhiên đó, và theo một cách hiểu virus cũng như vậy. Nó có khả năng khiến mọi người phải nghĩ, mình có thể là nạn nhân."

"Nhưng việc đánh bại virus cần một tâm lý khác", ông Geltzer tranh luận. "Bạn chứng kiến vụ đánh bom ở cuộc chạy đua marathon Boston, và bạn chần chừ về quyết định tham gia lần tới. Đó là sự ảnh hưởng trực tiếp"

"Chiến đấu với virus cần suy nghĩ thêm một bước - nghĩ cho tập thể, để không truyền nhiễm dịch bệnh cho người khác và làm hệ thống y tế quá tải", tờ New York Times trích dẫn ý kiến của ông Geltzer.

Và nó cần có một tinh thần đoàn kết kiểu khác. Sau vụ 11/9, Tổng thống George W. Bush kêu gọi người dân tiếp tục cuộc sống bình thường, tiếp tục công tác, du lịch và di chuyển bằng máy bay. "Sau hai vụ Charlie Hebdo và Bataclan năm 2015, Tổng thống François Hollande làm điều tương tự ở Pháp, gây ra các cuộc biểu tình và tuần hành trên đường phố."

"Đối với virus, trong bối cảnh quá nhiều quốc gia rõ ràng chưa có sự chuẩn bị cần thiết, cách bảo vệ tốt nhất là không lên máy bay". Geltzer và Carrie F. Cordero, cựu quan chức an ninh Bộ Tư pháp và thành viên cao cấp tại Trung tâm An ninh Mỹ, viết. "Kiên cường chính là ở trong nhà."

Vì thế, rất khó khăn cho các quốc gia đã từng thúc giục công dân bình tĩnh trong giai đoạn khủng bố phải học cách khiến họ sợ hãi và hành động cho lợi ích chung. 

Mọi người thậm chí phản ứng một cách bản năng với an ninh, họ liên hệ với khủng bố, từ máy bay trực thăng đến vụ xả súng. Nhưng "không có gì hấp dẫn khi ở trong nhà hay đặt hàng sản xuất khẩu trang và áo bảo hộ", ông Geltzer nói. "Chúng ta chẳng bao giờ ca tụng, 'USA, USA' về việc học tại gia."

Một người đàn ông ngồi trên ban công ở Paris. Ảnh: The New York Times.

Một người đàn ông ngồi trên ban công ở Paris. Ảnh: The New York Times.

Chính phủ sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cấu trúc an ninh để đối phó với các mối đe dọa mà không thể giải quyết bằng việc tăng cường chi tiêu quân và gián điệp.

"Trong một thời gian dài", ông Neumann cho biết, "các nhà phân tích các mối đe dọa của 'nhẹ hơn', như sức khỏe và khí hậu, được coi là thứ cấp. Những người phân tích các mối nguy lớn hơn đã cười nhạo điều đó, nhưng không ai có thể làm thế nữa", ông nói. "Sẽ có các bộ phận an ninh y tế và các nhà virus học được C.I.A. thuê, và quan điểm về an ninh của chúng ta sẽ thay đổi."

"Sẽ có những mối đe dọa mới sau đó - những lo lắng về sự sụp đổ kinh tế, những biến động xã hội. Nhiều người lo ngại trước tác động của giá dầu thấp đối với các nước vùng vịnh cần trả lương cho công chức và quân đội."

Nhưng ngay cả Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng cảnh báo các tín đồ của mình rằng những người khỏe mạnh không nên vào vùng dịch bệnh và những người bị nhiễm không nên trở về. 

Hegghammer sống ở Na Uy trong thời điểm vụ tấn công khủng bố Anders Behring Breivik tháng 7/2011, người đã giết 77 sinh mạng để tuyên bố nỗi sợ Hồi giáo và nữ quyền. Câu trả lời sau đó là sự đoàn kết, quyết tâm tập thể và ý thức "dugnad", ngôn ngữ Na Uy cho công việc chung, khi các cá nhân quyên góp sức lao động của họ cho một dự án.

“Dugnad” đang được khơi dậy một lần nữa trong thời kì bệnh dịch. "Người trẻ giúp đỡ người già, chính phủ và phe đối lập làm việc gần như hợp tác chặt chẽ", Hegghammer cho biết,

"Virus và các cuộc tấn công của Breivik được liên kết rõ ràng trong cuộc tranh luận ở đây. Nhưng nó dùng để chỉ trích việc chính phủ đã thiếu chuẩn bị như thế nào, cả lúc đó và bây giờ, để đối phó với một mối đe dọa lớn."

"Mọi người nói, ‘Chúng tôi đã trải qua điều này, vậy làm thế nào chúng ta có thể bất cẩn như vậy?"

Thành viên Quốc hội Na Uy trong một cuộc họp báo về Covid-19. Ảnh: Associated Press.

Thành viên Quốc hội Na Uy trong một cuộc họp báo về Covid-19. Ảnh: Associated Press.

Sau đó, khả năng một ủy ban ở Na Uy sẽ được thành lập giống như cái chắc chắn sẽ có ở Mỹ cũng như sau 11/9, để điều tra sự thất bại của chính phủ và những gì nên được thực hiện trong tương lai.

Nhưng khác với Na Uy đoàn kết, nước Mỹ rộng lớn bị chia rẽ sâu sắc.

"Không giống như 11/9, khi một chuỗi sự kiện sự kiện hợp nhất đất nước ngay lập tức trong sự đau buồn, đây là một cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến các khu vực khác nhau của xã hội ở các tốc độ khác nhau", bà Smith thuộc quỹ German Marshall Fund bày tỏ. "Vì vậy, chúng tôi không thể thống nhất như một đất nước."

"Do sự phân cực chính trị sâu sắc ở Hoa Kỳ với các cuộc chiến đảng phái về khoa học và sự thật, virus có thể có tác động tương tự như cách dịch hạch diễn ra ở Athens trong Chiến tranh Peloponnesian, tạo ra sự thờ ơ với tôn giáo và luật pháp đồng thời đưa một chính phủ liều lĩnh hơn lên nắm quyền", Kori Schake, Giám đốc chương trình chính sách đối ngoại và quốc phòng tại Viện Doanh nghiệp Mỹ cho biết.

"Nó uỷ thác cho sự lãnh đạo và thực hành chính trị hiện có của xã hội", bà nói. "Chúng ta sẽ thấy sự kết thúc nhiệm kỳ tổng thống và sự trở lại với loại hoạt động liên bang và quốc hội mà những người sáng lập hệ thống chính trị này thiết kế."

"Virus này có thể gây chia rẽ chính trị, nhưng đó cũng là một lời nhắc nhở", bà Schake chia sẻ trên New York Times, "rằng xã hội tự do phát triển dựa trên các quy tắc trách nhiệm công dân".

(Theo NYTimes)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Mỹ không còn hệ thống phòng không Patriot để gửi cho Ukraine

Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết Washington không còn hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, nhưng sẽ gây áp lực buộc EU và NATO chia sẻ cho Kiev.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm